Mục đích chính của việc thắp 3 nén hương cầu mong thần linh, tổ thiên phù hộ, xua tan hung tinh, bảo vệ người trong nhà trước mọi tai ương.
Khi thắp hương, khói sẽ nhẹ nhàng bay lên, giống như một làn sóng lan truyền, chảy trôi trong không gian, vừa thanh thản, tự tại lại mang một nét đẹp tâm linh kỳ bí, hư ảo. Ông cha ta quan niệm: Lời khấn cầu của người thắp hương hòa vào làn khói hương truyền đến người nghe lời cầu, tức là thần phật, ông bà, tổ tiên.
Vậy thắp hương thế nào là đúng, mỗi lần nên thắp bao nhiêu nén?
1. Thắp 1 nén hương
Thắp 1 nén hương được gọi là bình an hương. Theo quan niệm, muốn cầu cho người nhà bình an, sự nghiệp thuận buồm xuôi gió, vạn sự như ý.
2. Thắp 3 nén hương
Theo quan niệm, trong 3 nén hương, nén ở giữa là hương chủ, gọi là hương giáo chỉ. Nén bên trái là hương thanh long. Nén bên phải là hương bạch hổ. Mục đích chính của việc thắp 3 nén hương cầu mong thần linh, tổ thiên phù hộ, xua tan hung tinh, bảo vệ người trong nhà trước mọi tai ương.
3. Thắp 7 nén hương
7 nén hương gọi là Bắc Đẩu Thất Tinh. Mỗi nén hương có tên gọi lần lượt là: Thiên Xu, Thiên Toàn, Thiên Cơ, Thiên Quyền, Khai Dương, Ngọc Hoành và Dao Quang. Thắp 7 nén hương cùng lúc sẽ gọi mời thần linh, thiên tư, bảo trợ cho cả gia đình bình an, không bị tiểu nhân quấy phá.
Lưu ý khi thắp hương trên bàn thờ
– Chỉ nên thắp hương khi dâng mâm cúng lên tổ tiên
Với mong muốn gian thờ lúc nào cũng được ấm cúng, không để “hương lạnh khói tàn”, nhiều gia đình nhắc nhở con cháu phải thắp hương liên tục trong mấy ngày Tết. Có người cầu kỳ hơn còn giữ thói quen tỉnh dậy giữa đêm để châm hương khi tàn.
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Mạnh Linh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Phong thủy Kiến trúc (Đại học Xây dựng) cho rằng, quan niệm này là không đúng. Theo chuyên gia, mọi người chỉ nên thắp hương vào thời khắc chuyển giao năm mới, khi dâng lên tổ tiên mâm cỗ tất niên hay mâm cỗ cúng.
– Khi hương đang thắp bị tắt, nên để nguyên vị trí và đốt tiếp để hương cháy hết.
– Nên cắm thẳng hương khi thắp, thắp hương ở nơi kín gió để tránh bị tắt giữa chừng.
– Việc cắm que hương vào đồ ăn để dâng cúng cũng có thể gây ngộ độc cho người ăn, bởi chân hương thường có lẫn hóa chất.
– Nhà có trẻ nhỏ không nên lạm dụng đốt hương nhiều, ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ.
– Không bao giờ được dùng hương giả (hương điện) cắm vào lư hương.
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo!
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/ngay-ram-thap-tren-ban-tho-bao-nhieu-nen-huong-de-thu-hut-tai-loc-moi-chuyen-hanh-thong-d256772.html” alt_src=”” name=””]