( Yeni ) – Một gia đình dù nghèo khó đến mấy cũng không thể nghèo mãi. Tóm lại, trong ‘ba thế hệ’ ắt hẳn là bước ngoặt trong sự phát triển của gia đình. vì sao ‘ba đời’ lại khiến một gia đình có những biến đổi to lớn như vậy?
Sự giáo dục của gia đình
Vẫn biết một người có thể làm nên sự nghiệp to lớn hay không, đó là một chuyện, còn anh ta có tầm nhìn dài hạn hay không lại chính là chuyện khác.
Rất nhiều người giàu có đều cảm thấy rằng, chỉ cần ta để lại tài sản kếch xù của ta sẽ có được một cuộc sống sung túc. Chỉ cần chúng biết ăn tiêu tiết kiệm, thì giàu có ba bốn đời cũng không thành vấn đề. Đây chẳng qua chỉ là chút ‘mơ tưởng’ của bản thân mà thôi. Các thế hệ sau này liệu có khái niệm tiết kiệm hay không, điều này rất khó nói trước. Tất cả những gì chúng ta có thể làm chính là làm tốt việc giáo dục gia đình, kiến lập một nếp sống đạo đức tốt đẹp.
Trải nghiệm của thế hệ thứ hai
Đối với một gia đình mà nói thì thay vì để lại tiền bạc tốt nhất là nên truyền lại tinh thần của thế hệ sáng lập cho con cháu. Bởi vì đứa con có tài sản mà không có năng lực thì cũng chỉ là phá gia chi tử mà thôi.
Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng, phải làm sao để con cái có được cuộc sống sung túc và nuông chiều con cái như những cậu ấm cô chiêu. Nhưng chính những đứa trẻ được nuông chiều quá nhiều sẽ khiến chúng trở nên hư hỏng. Những bậc cha mẹ biết nhìn xa trông rộng thật sự sẽ không bao giờ nuông chiều và bao bọc con cái quá mức. Ngược lại còn để chúng tự mình rèn giũa trong khó khăn; hoặc để chúng thử tự đi kiếm tiền, để chúng chịu đựng những khó khăn của cuộc sống.
Dù sao cũng phải để các con trải qua một phen bão táp mưa sa của cuộc đời. Một người chưa từng nếm trải cái khổ, thì sẽ không biết đường đời gian truân. Cuộc sống vốn không dễ dàng; chưa từng đổ mồ hôi, sôi nước mắt, thì sẽ không biết quý tiếc mỗi từng đồng tiền mà mình có trong tay.
Đức hạnh của cả gia đình
Nếu nói sự rèn luyện và năng lực của con người chính là mấu chốt cho sự phát triển thì đức hạnh chính là của cả gia đình, là sự phát triển của cả gia đình.
Người xưa thường nói: “Đức không xứng với địa vị ắt có tai ương”. Câu nói này không chỉ có tác dụng đối với mỗi cá nhân, mà còn có ý nghĩa đối với gia đình. Một khi bậc trưởng bối đức cao vọng trọng vẫn còn đó, trong nhà cũng có nhiều tài sản, tin chắc rằng gia đình này sẽ phát triển bền vững.
Nhưng khi người trưởng bối đức cao vọng trọng này qua đời, con cháu của đời sau không có năng lực, cũng không có đức hạnh, thế thì tài sản của gia đình đó sẽ mang đến tai họa cho chính họ.
Làm người nhất định phải trau dồi đức hạnh, không làm những việc trái đạo đức.
Phúc trạch của tổ tiên
Mỗi một gia tộc mà nói thì đạo lý cũng tương tự như thế. Vận khí của một gia đình không chỉ phụ thuộc vào một thế hệ, cũng không chỉ phụ thuộc vào con cháu đời sai, mà còn phụ thuộc vào phúc trạch của tổ tiên.
Một gia đình có phúc khí thật sự, không đơn thuần chỉ là thế hệ đầu thì làm việc chăm chỉ, còn thế hệ sau thì biếng nhác. Mỗi một thế hệ đều nên cố gắng tu dưỡng phẩm đức, cần lao, mới có thể hơn người một bậc vậy.
[yeni-source src=”https://xevathethao.vn/uncategorized/van-khi-cua-mot-gia-dinh-phuc-trach-3-doi-can-phai-xem-ro-4-diem-nay.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/van-khi-cua-mot-gia-dinh-phuc-trach-3-doi-can-phai-xem-ro-4-diem-nay-d352446.html” name=”Xe và Thể thao”]