Lưu Long lên ngôi khi vừa tròn 100 ngày tuổi, nhưng đến 1 tuổi thì qua đời.
Lịch sử Trung Quốc đã có gần 500 vị Hoàng đế kể từ Tần Thủy Hoàng cho đến khi Phổ Nghi thoái vị và bãi bỏ chế độ quân chủ. Trong đó có anh hùng xưng bá thiên hạ, có quân vương khiến người khóc than, cũng có người khi còn sống chưa từng làm Hoàng đế, sau khi chết được truy phong (như Tào Tháo)…
Và trong số những Hoàng đế này, bạn có biết ai là người lên ngôi trẻ nhất không?
Nhiều người có thể nghĩ ngay đến Phổ Nghi, vị Hoàng đế cuối cùng lên ngôi khi mới ba tuổi. Nhưng thực tế có rất nhiều người lên ngôi trẻ hơn ông trong lịch sử Trung Quốc. Trong số đó, Lưu Long của nhà Đông Hán được xem là Hoàng đế trẻ nhất khi lên ngôi, và cũng băng hà ở độ tuổi trẻ nhất.
1. “Hoàng đế 100 ngày tuổi” – vị Hoàng đế trẻ nhất trong lịch sử Trung Quốc
Hán Thương Đế Lưu Long là Hoàng đế thứ năm của nhà Đông Hán.
Việc Lưu Long trở thành Hoàng đế là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Trước Lưu Long, Hoàng đế thứ tư của nhà Hán, Hán Hòa Đế Lưu Triệu có rất nhiều con. Theo hệ thống thừa kế hoàng vị cổ đại “truyền ngôi cho con trưởng”, Lưu Long đương nhiên không có cơ hội ngồi lên ngai vàng.
Nhưng vấn đề là, những người xếp trên Lưu Long đều chết trẻ!
Rất nhiều học giả đã xác minh, không phải do các hoàng tử sức khỏe không tốt, hoặc lúc đó có bệnh dịch gì đó, mà nguyên nhân lại khá kỳ lạ: có thể do quyền thần hoặc họ hàng liên thủ giết chết.
Càng kỳ lạ hơn, Hán Hòa Đế Lưu Triệu cũng biết chuyện này nhưng lại lực bất tòng tâm. Làm Hoàng đế, vì không thể báo thù nên chỉ có thể nuôi dưỡng mấy đứa con trai kế tiếp ở ngoài cung. Nếu không, Lưu Long có thể đã không sống đủ lâu để lên ngôi.
Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ hoạn quan và hoàng thất là hai lực lượng chính trị mạnh nhất vào giữa và cuối thời Đông Hán, ngay cả Hoàng đế cũng phải kiêng dè.
Cha của Lưu Long, Hán Hòa Đế Lưu Triệu qua đời ở tuổi 27. Sau khi Hán Hòa Đế Lưu Triệu qua đời, trong số ít những người con trai còn sống sót, con trai cả Lưu Thắng từ nhỏ đã mắc bệnh lạ nhiều năm không khỏi. Vì vậy, Hoàng hậu Đặng Tuy của Hán Hòa Đế, người đang nắm quyền vào thời điểm đó, đã chỉ định Lưu Long làm Hoàng đế.
Sở dĩ vị Hoàng hậu này chọn Lưu Long có lẽ là vì nghĩ rằng sau khi đứa trẻ lên ngôi, bà sẽ dễ dàng kiểm soát chính quyền hơn. Nhưng bà không ngờ rằng, vị Hoàng đế 100 ngày tuổi đăng cơ chưa đầy 200 ngày lại băng hà.
Như vậy, kỷ lục vị Hoàng đế trẻ nhất trong lịch sử Trung Hoa đã ra đời.
2. Những vị Hoàng đế nhà Đông Hán mờ nhạt
Đối với những người yêu thích lịch sử nói chung, nhà Đông Hán càng quen thuộc với giai đoạn đầu, bởi vì Hoàng đế khai quốc Lưu Tú quá hùng mạnh gắn với câu chuyện huyền thoại.
Và câu chuyện về sự kết thúc của nhà Đông Hán thậm chí còn nổi tiếng hơn vì liên quan đến Tam Quốc Chí.
Tuy nhiên, nhiều người hâm mộ lịch sử không quen thuộc với những câu chuyện về thời kỳ giữa của triều đại Đông Hán. Tại sao? Bởi vì thực sự không có gì để nói. Những người nổi tiếng hơn có lẽ chỉ có Thái Luân phát minh ra giấy và Trương Hành chế tạo ra dụng cụ đo địa chấn.
Về phần câu chuyện của Hoàng đế thì hoàn toàn mờ nhạt, “thiên tử không còn là rồng”.
Lý do cho điều này thực sự rất phức tạp. Nguyên nhân quan trọng nhất là vào giữa và cuối thời Đông Hán, hai thế lực ngoại tộc và hoạn quan hùng mạnh đến mức Hoàng đế không thể đối phó.
Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là do hầu hết các Hoàng đế vào giữa và cuối Đông Hán đều chết trẻ. Từ Hoàng đế 100 ngày tuổi Lưu Long đến Hán Thiếu Đế Lưu Biện, tổng cộng có 8 vị Hoàng đế.
Hoàng đế mất sớm, cầm quyền không bao lâu, đương nhiên không có khả năng thu dọn tàn cuộc. Rất nhiều quyền thần ở địa vị cao, đều có thể dễ dàng trở thành trưởng lão của các thế hệ liên tiếp, thậm chí là có người làm quan của 5 đời Hoàng đế. Đây là điều hoàn toàn không thể tưởng tượng được ở các triều đại khác.
3. Triều đình hỗn loạn dẫn đến cục diện sụp đổ
Giai đoạn giữa và cuối thời Đông Hán là lịch sử tranh giành quyền lực giữa một nhóm hoạn quan và hoàng thất. Hai bên chém giết lẫn nhau, Hoàng đế chỉ có thể ngồi một bên coi như xem kịch.
Đơn cử, vào cuối thời Đông Hán, Hán Hoàn Đế Lưu Chí lên ngôi chỉ vài tháng, các hoạn quan đã phát động một cuộc đảo chính, giết chết tất cả gia tộc Đậu thị có thế lực hùng mạnh trong triều và bắt đầu nắm quyền. Sau đó, buộc Hoàng đế phải gọi các quyền thần là cha mẹ. Sau khi nắm quyền, các hoạn quan bắt đầu bán đứng chính người của họ và gia tộc mình, khiến chính quyền trở nên hỗn loạn.
Cuối cùng, sau khi chờ đợi Hán Hoàn Đế Lưu Chí qua đời, Hà Hoàng hậu lên nắm quyền. Anh cả của Hà Hoàng hậu là Hà Tiến, vị tướng nổi tiếng trong “Tam Quốc diễn nghĩa”.
Vốn dĩ Hà Tiến cũng muốn diệt trừ hoạn quan, sau đó một mình nắm quyền. Kết quả là sự việc bị đưa ra ánh sáng và thay vào đó bị giết bởi quyền thần. Do đó, Hà Tiến đã gọi Đổng Trác của quân Tây Lương vào Bắc Kinh trước khi ông bị giết. Lần này, tình thế hoàn toàn sụp đổ. Cùng với sự bùng nổ của Khởi nghĩa khăn vàng, sự chống cự cuối cùng của nhà Đông Hán đã bị đánh bại, và sau đó bước vào thời đại Tam Quốc hỗn loạn hơn.
Nguồn: 163
[yeni-source src=”” alt_src=”https://kenh14.vn/hoang-de-100-ngay-tuoi-len-ngoi-tre-nhat-va-bang-ha-cung-som-nhat-trong-lich-su-trung-quoc-la-nan-nhan-cua-giai-doan-thien-tu-khong-con-la-rong-20230203214240348.chn” name=””]