Tốc độ sinh trưởng của loại cây này rất nhanh, nhất là khi sống ở trong bóng râm.
Cây trầu bà có tên khoa học: Epipremnum aureum, là một loài thực vật có hoa thuộc họ Ráy (Araceae), có nguồn gốc từ đảo Solomon, nguyên sinh ở Indonesia. Cây trầu bà là loại cây thân thảo, lá đơn và có hình tựa như trái tim. Cuống hoa ngắn và có rễ dài màu trắng. Rễ sẽ rất đẹp nếu được trồng trong bình thủy sinh. Cây trầu bà vừa để làm cây trang trí vừa có tác dụng sinh học tốt cho môi trường và con người.
Cây trầu bà là một trong những loại cây kiểng được trồng rất phổ biến hiện nay bởi hình dáng đẹp, tạo ra bầu không khí trong lành, đảm bảo phong thủy ngôi nhà. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách trồng và chăm sóc cây trầu bà để cây có thể phát triển tốt.
1. Vị trí đặt cây rất quan trọng
Tốc độ sinh trưởng của loại cây này rất nhanh, nhất là khi sống ở trong bóng râm. Chúng phát triển nhanh nhất ở nơi có khi hậu mát mẻ, hút được nhiều nước và có thể làm cây thủy sinh được.
Nhiệt độ lý tưởng để chúng phát triển là từ 15 đến 30 độ C. Loại cây này cũng không chịu được lạnh. Nếu trời lạnh thì bạn cần đảm bảo nhiệt độ lúc nào cũng trên 8 độ.
Đất để trồng cây cũng là loại xốp, thoáng khí nhưng phải giữ được ẩm. Bạn có thể trộn mùn cưa, xơ dừa hay trấu, phân chuồng để có được loại đất này.
2. Tưới nước vừa đủ
Do đặc tính ưa ẩm, không chịu được hạn nên bạn cần chú ý tưới nước 1 lần 1 ngày cho chúng. Nhưng chỉ nên tưới vừa đủ để tránh tình trạng ngập úng sẽ khiến cây bị thối rễ.
Nếu là cây thủy sinh cần thay nước 1 lần 1 tuần. Mỗi lần cần đổ lượng nước ngập 2/3 rễ cây. Bạn cũng không cần dùng quá nhiều phân bón cho cây. Thỉnh thoảng hòa tan một chút phân bón lá rồi tưới cho cây là được.
3. Thường xuyên cắt tỉa
Trong chăm sóc cây trầu bà có một việc khá quan trọng chính là cắt tỉa cành lá. Nhất là đối với cây trồng theo phương pháp thủy sinh. Bạn cần chú ý làm theo các bước sau:
– Rửa sạch rễ cây: Việc này giúp rễ cây hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Bạn cũng có thể dùng vòi để xối rửa và tuyệt đối không dùng tay vò vì sẽ làm rễ cây bị đứt.
– Cắt hết những rễ cây bị hỏng, những lá vàng,héo.
– Rửa nhẹ nhàng lá cây và tránh làm dập lá.
– Vệ sinh chậu, bình sạch sẽ khi thực hiện chăm sóc cây xanh.
Đối với loại cây này bạn nên cho chúng vào bình có pha chút dung dịch dinh dưỡng thủy canh theo nồng độ phù hợp với lượng nước. Phần nước phải đủ ngập rễ. Đương nhiên cũng không cần đổ quá nhiều dễ khiến rễ cây bị ngạt, và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của cây.
Lưu ý: Cách xử lý khi cây bị héo
Nếu thấy lá có hiện tượng vàng, héo thì cần phải có biện pháp kịp thời giúp cây hồi phục lại sự sống. Bạn không nên cho cây tiếp xúc trực tiếp với ánh năng mặt trời vì có thể làm cây bị chết.
Trong khi trồng cũng cần hạn chế các tác động mạnh tới cây khi các chức năng của cây chưa ổn định. Thời gian này bạn chỉ cần cắt bỏ lá vàng úa, khô héo là được.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/trau-ba-la-loai-cay-khong-can-anh-sang-de-trong-bong-ram-se-phat-trien-bung-no-d297669.html” alt_src=”” name=””]