Trẻ sơ sinh bị sốt thường do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngay cả với nhiều bậc phụ huynh đã có kinh nghiệm cũng khó có thể tránh khỏi những lo lắng. Việc tìm hiểu vấn đề trẻ sơ sinh bị sốt và cách hạ sốt nhanh nhất cho trẻ là vấn đề mà bất cứ cha mẹ nào cũng nên quan tâm.
Sốt ở trẻ sơ sinh nói riêng và trẻ em nói chung là tình trạng cơ thể có thân nhiệt tăng cao hơn so với bình thường. lúc này, bé có thể mệt mỏi, biếng ăn hoặc cáu gắt, quấy khóc. Thông thường, trẻ sơ sinh bị sốt sẽ không rõ nguyên nhân, nhiệt độ cao hay thấp không phản ánh rõ được mức độ nặng nhẹ của bệnh. Đôi khi, trẻ sốt cao không hẳn là trẻ bị bệnh nặng.
Trẻ sơ sinh bị sốt phải làm sao? (Ảnh minh họa)
Trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt?
Sốt là một trong những phản ứng của cơ thể bé trước sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Thông thường, trẻ sơ sinh được coi là sốt nếu nhiệt độ (được đo ở tai và trán trước) cao hơn 38 độ C. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý rằng, không phải cơ thể bé cứ nóng hơn bình thường nghĩa là trẻ đang bị sốt.
Để xác định bé có bị sốt hay không, mẹ cần đo thân nhiệt của bé. Nhiệt độ được đo chuẩn nhất ở các vùng như miệng, nách, hậu môn của bé sơ sinh. Việc sử dụng nhiệt kế sẽ giúp mẹ xác định được bé đang sốt ở mức độ nào và có cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh nhanh nhất, kịp thời và hiệu quả nhất.
Nguyên nhân của trẻ sơ sinh bị sốt
Khi bị sốt thường đồng nghĩa với việc cơ thể bé đang chống chọi với bệnh tật và hệ miễn dịch đang hoạt động. Trong một số trường hợp, nếu trẻ bị sốt có nghĩa là bé đang bị cảm lạnh hoặc nhiễm virus khác. Mặc dù ít phổ biến với trẻ sơ sinh nhưng một số nguyên nhân khác như viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng tai, viêm màng não cũng có thể gây ra sốt.
Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác cũng có thể gây nên sốt ở trẻ sơ sinh bao gồm:
– Phản ứng sau khi tiêm chủng.
– Do bé được mặc quá ấm hoặc ở ngoài trời nắng nóng 1 ngày dài.
Trẻ sơ sinh bị sốt có nhiều nguyên nhân khác nhau. (Ảnh minh họa)
Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị sốt
Theo Học viện Nhi khoa Hoa kỳ (AAP) khuyên rằng chỉ nên sử dụng dụng cụ đo nhiệt kế điện tử cho trẻ để nhận biết nhiệt độ cho trẻ, không nên dùng các loại nhiệt kế thủy ngân do bé hay cử động hoặc thay đổi tư thế đột ngột, làm tăng nguy cơ bị vỡ nhiệt kế. Ngoài ra, nếu trẻ bị tiếp xúc trực tiếp với thủy ngân sẽ rất dễ bị ngộ độc, nguy hiểm đến sức khỏe.
Sau khi đã đo nhiệt độ cho trẻ xong, mẹ có thể nhận biết trẻ bị sốt thông qua những dấu hiệu sau đây:
– Khi thân nhiệt so với nhiệt độ bình thường của cơ thể cao hơn 1 độ C. Cụ thể, khi sốt, nhiệt độ đo ở hậu môn hoặc ở miệng trên 38 độ C hoặc 37,5 độ C khi đo ở nách.
– Trung bình, nếu nhiệt độ cơ thể trẻ sơ sinh dao động trong khoảng 37,5 – 38 độ C thì có nghĩa là trẻ sơ sinh đang có biểu hiện sốt nhé.
– Với những trường hợp sốt cao, nhiệt độ có thể tăng lên tới 38-39 độ C, mẹ cần phải có các biện pháp hạ sốt ngay.
– Nếu nhiệt độ cao hơn 40 độ C, đồng thời trẻ có biểu hiện co giật, mẹ cần phải lập tức đưa bé đến bệnh viện ngay để thăm khám và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị sốt cũng có thể kèm theo một số hành động khác như:
– Cáu kỉnh và quấy khóc.
– Ăn uống kém và ngủ không ngon.
– Chơi ít hoặc không chịu chơi.
– Ít hoạt động, thậm chí ngủ li bì.
– Có thể có biểu hiện co giật nếu sốt cao.
Trẻ sơ sinh bị sốt phải làm sao?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi trẻ sơ sinh bị sốt, phụ huynh có thể thực hiện hạ sốt tại nhà cho bé bằng một số cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh nhanh nhất dưới đây:
– Cho bé uống sữa để bù nước: Điều này sẽ giúp con bổ sung được lượng nước bị mất do sốt. Với những bé đang bú mẹ thì nên tăng thêm cữ bú để giúp bé tăng đề kháng.
– Mặc quần áo thoáng mát: Mẹ nên cởi bớt quần áo và chăn ấm cho bé để cơ thể con hạ bớt nhiệt.
– Chườm cơ thể bé bằng nước ấm: Pha lượng nước ấm vừa đủ, nhiệt độ giống như nước tắm cho bé, sau đó, nhúng khăn rồi đặt vào 2 bên hõm nách và 2 bẹn, 1 khăn dùng lau toàn thân trong vòng 30-45 phút. Lưu ý là mẹ cần phải thay khăn nhúng nước ấm liên tục đến khi thân nhiệt bé giảm. Nước ấm bốc hơi sẽ giúp làm giãn mạch máu để con hạ sốt một cách nhanh chóng.
– Tắm nước ấm: Đặt bé vào trong chậu nước ấm, sau đó tắm gội khắp cơ thể cho bé trong vòng khoảng 5-7 phút và mặc quần áo thoáng mát cho bé.
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh nhanh nhất là mặc quần áo thoáng mát cho trẻ. (Ảnh minh họa)
Trẻ sơ sinh bị sốt mẹ nên ăn gì cho bé nhanh khỏi?
Ngoài việc tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng bé bị sốt thì mẹ cũng nên chú ý đến các loại thực phẩm bổ sung hàng ngày khi bé sơ sinh bú mẹ. Một số loại thực phẩm tốt cho mẹ khi trẻ sơ sinh đang bị sốt như:
– Sữa chua: Trong thành phần của sữa chua có chứa nhiều loại lợi khuẩn – probiotics cao (tốt cho đường ruột) giúp tăng cường hệ miễn dịch và đề kháng cho bé thông qua sữa mẹ. Lưu ý: Mẹ nên để sữa chua ra ngoài một thời gian trước khi ăn, tránh ăn khi sữa chua quá lạnh.
– Ăn cháo hành – tía tô: Đây là bài thuốc không chỉ tốt cho người lớn mà còn rất tốt dành cho trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh khi còn bú mẹ sẽ giúp làm giảm cảm lạnh, hạ sốt cho bé rất an toàn. Mẹ nên ăn loại cháo này mỗi ngày 1 bữa, có thể bổ sung thêm thịt nạc để giúp bé nhanh khỏi, đồng thời bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng.
– Bổ sung thêm các loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt: Cam, quýt đều là những loại hoa quả giúp tăng đề kháng do bản thân những loại hoa quả này rất giàu thành phần vitamin C. Gián tiếp vitamin C sẽ được truyền vào cơ thể nếu bé bú, làm giảm cảm giác mệt mỏi và hạ sốt cho trẻ.
– Bổ sung nhiều nước: Mẹ nên uống thêm thật nhiều nước, đặc biệt là khi trẻ bị sốt. Trẻ sơ sinh bị sốt mất nhiều nước nên việc cho bé bú sẽ phải thường xuyên hơn để bù đắp cho bé.
Khi nào thì cần đưa trẻ sơ sinh bị sốt gặp bác sĩ?
Sốt đôi khi không đáng lo ngại với một em bé sơ sinh khỏe minh nhưng đôi khi, tốt nhất mà nên liên hệ với bác sĩ khi bé có các dấu hiệu và triệu chứng sau:
– Thay đổi cảm giác thèm ăn: Bé thường xuyên từ chối các cữ bú hoặc ăn kém.
– Thay đổi trong hành vi sinh hoạt: Nếu như bé ngủ li bì, khó đánh thức hoặc buồn ngủ thất thường, quấy khóc nhiều hơn bình thường và rất khó dỗ dành.
– Rốn hoặc dương vật có gân: Cần liên hệ với bác sĩ ngày nếu những vùng này đột nhiên tấy đỏ hoặc bắt đầu chảy máu, chảy mủ.
– Bé bị nôn trớ, tiêu chảy: đặc biệt là đi phân lỏng hoặc nhiều nước, nôn trớ xảy ra khi dòng chảy mạnh, bắn ra xa thay vì chảy ra từ trong miệng.
– Bé bị mất nước: Trẻ khóc ít nước mắt hơn, tã ướt ít hơn đáng kể hoặc khô miệng.
– Bé bị táo bón: Nếu bé đi vệ sinh ít hơn bình thường trong một vài ngày và có vẻ khó chịu.
– Bé bị cảm lạnh: Bé bị cảm lạnh dẫn đến cản trở đường thở, có chất nhầy ở mũi kéo dài từ hơn 10 đến 14 ngày, đau tai hoặc ho kéo dài hơn một tuần.
– Bé bị phát ban: Cần phải liên hệ với bác sĩ ngay nếu bé bị phát ban hoặc có vẻ bị nhiễm trùng, đột nhiên phát ban không rõ nguyên nhân, đặc biệt là đi kèm với sốt.
– Bé bị tiết dịch ở mắt: Nếu như một hoặc cả hai mắt bé bị đỏ hoặc rỉ chất nhầy, cần phải liên hệ ngay với bác sĩ.
– Nếu trẻ sơ sinh bị sốt kéo dài hơn 3 ngày cũng cần phải đến gặp bác sĩ ngay.
Trẻ sơ sinh bị sốt, nhất là với những bé dưới 3 tháng tuổi, phụ huynh cần phải đặc biết chú ý đến những cơn sốt của bé, tránh tình trạng bé bị nặng mới đưa bé đến cơ sở y tế thăm khám.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tre-so-sinh-bi-sot-phai-lam-sao-d305570.html” alt_src=”” name=””]