Có một số nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên gãi hoặc kéo tai, cha mẹ cần chú ý theo dõi sức khỏe cho con.
Một số trẻ có thói quen ngoáy tai thường xuyên, khiến vành tai đỏ, đôi khi chảy máu làm cha mẹ lo lắng. Trong trường hợp nhẹ hành động này được xem là phản ứng tự nhiên của cơ thể trẻ trong quá trình lớn lên, tuy nhiên nghiêm trọng hơn có thể trẻ đang gặp các vấn đề về viêm tai.
Tuy bệnh này có thể điều trị nhanh chóng nhưng nếu không chú ý và điều trị kịp thời có thể làm ảnh hưởng đến khả năng nghe của bé sau này. Do đó, cha mẹ cần chú ý theo dõi nhằm có phương pháp điều trị phù hợp cho con.
Những lý do có thể khiến trẻ gãi tai
Sự khám phá vô thức của trẻ
Trẻ sơ sinh đặc biệt hiếu động, bé có thể dùng tay nắm lấy một đồ vật, đây là một hoạt động tìm tòi và khám phá thú vị dành cho bé. Một số trẻ trong vô thức sẽ liên tục ngoáy tai cho đến khi mất đi sự tươi mới và bắt đầu một hành động khám phá mới.
Vì vậy, một số cha mẹ có thể nhận thấy rằng con họ thích ngoáy tai trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng sau một thời gian, trẻ sẽ ngừng gãi. Lúc này, chỉ cần bé không có biểu hiện gì bất thường, khó chịu thì không cần điều trị gì.
Tai của bé có ráy tai
Ráy tai, tên khoa học là cerumen, là chất tiết ra trong tai. Ráy tai là hàng rào tự nhiên để cơ thể con người tự bảo vệ, có tác dụng bảo vệ màng nhĩ, hút bụi, ngăn muỗi và các vật thể lạ xâm nhập vào ống tai.
Bản thân ống tai có chức năng làm sạch riêng, đồng thời khi con người nói chuyện và nhai nuốt, nó cũng sẽ đẩy ráy tai ra khỏi ống tai. Vì vậy, trong bất kỳ trường hợp nào, việc ngoáy tai cho trẻ là điều không nên làm. Bé thỉnh thoảng bị ngứa ráy tai nhưng có thể tự hết sau vài ngày.
Nếu thật sự cần thiết phải lấy ráy tai cho bé, hãy nhờ bác sĩ tai chuyên khoa sử dụng các dụng cụ chuyên nghiệp để tránh làm tổn thương màng nhĩ.
Trẻ sơ sinh đặc biệt hiếu động, bé có thể dùng tay nắm lấy một đồ vật, đây là một hoạt động tìm tòi và khám phá thú vị dành cho bé.
Trẻ có thể bị viêm tai
Viêm tai giữa là do nhiễm vi khuẩn vì nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như nước vào tai. Nếu tai bé có những biểu hiện dịch chảy ra màu vàng, kèm theo mùi hôi, sốt, thính lực giảm, trẻ gãi tai, lắc đầu, quấy khóc trong thời gian dài, cha mẹ cần đến gặp bác sĩ chuyên môn để khám bệnh.
Bé mắc bệnh chàm
Khi bé có các biểu hiện bệnh chàm như mẩn ngứa khắp người, trên tai cũng xuất hiện các triệu chứng ngứa, bé có thể gặp rắc rối vì điều này và luôn muốn ngoáy tai.
Những bé có cơ địa dị ứng mà thỉnh thoảng gãi tai thì có thể xem có phải do chàm hay không, cha mẹ cần chủ động chăm sóc khi trẻ bị chàm.
Ngoài ra, khi trẻ nhú răng có thể kích thích dây thần kinh nướu và các mô xung quanh khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Khó chịu ở miệng có thể khiến bé nhầm với khó chịu ở tai, và bé sẽ ngoáy tai.
Nếu rơi vào trường hợp này, cha mẹ có thể cho bé dùng một số loại gel mọc răng, que mọc răng hàm,… để giảm bớt cảm giác khó chịu cho bé.
Khi bé có các biểu hiện bệnh chàm như mẩn ngứa khắp người, trên tai cũng xuất hiện các triệu chứng ngứa, bé có thể gặp rắc rối vì điều này và luôn muốn ngoáy tai.
Cách chăm sóc tai để trẻ luôn khỏe mạnh
Việc chăm sóc cho trẻ đúng cách sẽ giúp tai bé luôn sạch sẽ, từ đó làm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng, đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
Ngăn nước vào tai bé
Ở một số quốc gia, trẻ sơ sinh được cha mẹ cho tham gia các lớp học bơi sớm. Nếu tai của trẻ bị vô nước, đối với các bé lớn hãy dạy trẻ học cách nhảy bằng một chân và nghiêng đầu xuống dưới theo hướng của tai vào nước.
Trẻ nhỏ hơn có thể nằm nghiêng về phía cha mẹ, với tai dẫn nước hướng xuống dưới, cha và mẹ có thể dùng tay ấn nhẹ vào tai, để nước trong tai có thể chảy ra ngoài.
Cha mẹ nên chú ý ngăn nước vào tai bé.
Lấy ráy tai cho bé đúng cách
Nếu ráy tai gây tắc nghẽn hoàn toàn ống tai ngoài. Điều này làm giảm thính lực ở trẻ. Cùng với đó là cảm giác tắc nghẽn ở tai khiến trẻ luôn trong trạng thái khó chịu, quấy khóc.
Trường hợp này bắt buộc phải lấy ráy tai cho trẻ vì nếu để lâu, thính lực của bé có khả năng cao bị suy giảm. Đặc biệt khi bé tắm, nút ráy tai gặp nước sẽ trương to lên, che lấp toàn bộ màng nhĩ làm trẻ mất tạm thời khả năng nghe.
Hoặc ráy tai đã tích tụ quá nhiều trong tai bé. Ráy tai quá khô, vón cục, không tự thoát ra ngoài được. Lúc này mẹ cần vệ sinh tai cho bé bằng một chiếc khăn bông mỏng mềm. Sau đó thấm nhẹ xung quanh vành tai.
Tiếp đó xoắn nhẹ một góc của chiếc khăn, từ từ đưa sâu vào bên trong tai và tiếp tục xoắn lại. Ráy tai sẽ theo đường xoắn của khăn bông và dễ dàng được lấy ra.
Chú ý vệ sinh tai cho bé đúng cách.
Nước muối sinh lý vệ sinh tai cho bé
Sử dụng nước muối sinh lý là cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh đơn giản mà vô cùng hiệu quả. Nước muối có tác dụng làm mềm lớp sáp ở tai, giúp cho việc vệ sinh dễ dàng hơn và mẹ hoàn toàn có thể làm vệ sinh tai tại nhà cho con, tuy nhiên cần tham khảo hướng dẫn tham khảo ý kiến nhân viên y tế trước khi thực hiện.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tre-thuong-veo-tai-la-benh-gi-5-nguyen-nhan-nay-me-can-phai-biet-d305397.html” alt_src=”” name=””]