( Yeni ) – Chồn hương là loài động vật hoang dã quý hiếm, được thuần hóa để nuôi lấy thịt và xạ hương. Đây cũng chính là cơ hội làm giàu của nhiều nông dân trên khắp mọi miền Tổ quốc.
Chồn hương là loài động vật hoang dã quý hiếm, được thuần hóa để nuôi lấy thịt và xạ hương. Đây cũng chính là cơ hội làm giàu của nhiều nông dân trên khắp mọi miền Tổ quốc.
Đặc điểm của chồn hương
Chồn hương có dáng dài thon, trưởng thành có thân dài khoảng 55–75 cm, cân nặng khoảng 2–4 kg.
Chồn hương có dáng dài thon, trưởng thành có thân dài khoảng 55–75 cm, cân nặng khoảng 2–4 kg. Loại này có bộ lông với màu hung hung nâu vàng tới xám bẩn là chủ đạo. Hai tai và mõm hơi đen. Dọc sống lưng có các vệt màu đen, phần hông có các vệt (hay đốm) đen mờ xếp thành hàng chạy dọc từ vai xuống mông (phần mông rõ nét hơn).
Đuôi dài khoảng 35–50 cm (khoảng hai phần ba thân) với các vòng đen trắng xen kẽ nhau (7-10 vòng mỗi loại). Bốn chân ngắn, màu đen. Cọn đực có tuyến xạ nằm giữa kế hai tình hoàn. Chồnhương sinh sản tập trung vào tháng 4,5,6. Mỗi lứa 2 – 3 con. Tuổi thọ khoảng 8 – 9 năm. Trong tự nhiên số lượng không còn đối phổ biến, cần bảo vệ nghiêm ngặt để phát triển vững bền loài cầy hương.
Anh nông dân thu lãi tiền tỷ nhờ nuôi con đặc sản “thích ăn cua đồng”
Thời gian qua, ngành chức năng cũng đã cấp phép cho người dân nuôi chồn hương nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường một cách hợp pháp. Thịt chồn hương có giá trị dinh dưỡng cao, được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản thơm ngon, bổ dưỡng. Xạ hương chồn hương cũng là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền.
Mô hình nuôi chồn hương đang phát triển mạnh mẽ ở khắp cả nước, đặc biệt tại Hà Tĩnh. Điển hình là trang trại nuôi chồn hương Đức Thắng của anh Nguyễn Văn Đức (thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh). Với 2 khu chuồng diện tích hơn 500 m2, hiện anh đang nuôi khoảng 700 con chồn hương, chủ yếu nuôi sinh sản để bán con giống ra thị thường.
Năm 2019, anh đầu tư xây dựng trang trại nuôi chồn hương. Ban đầu, anh gặp nhiều khó khăn do chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên, sau khi được tập huấn kỹ thuật và học hỏi từ các mô hình nuôi chồn hương thành công, anh đã dần làm chủ được kỹ thuật nuôi và đàn chồn hương phát triển tốt. Theo anh Đức, chồn hương có sức đề kháng cao, thức ăn dễ kiếm, khu vực chuồng nuôi không cần diện tích rộng. Chuồng nuôi tại trang trại của anh Đức được thiết kế dạng lồng sắt cao khoảng 70cm, rộng khoảng 1 m2 tùy vào số lượng nuôi nhốt. Lồng sắt được bố trí trên giá đỡ cách nền từ 0,3 -0,5m để thông thoáng, tránh ẩm thấp và tiện vệ sinh chuồng trại.
Theo anh Đức, nuôi chồn hương không tốn nhiều chi phí. Thức ăn chủ yếu của chồn hương là chuối chín, cá sông, tôm, cua đồng. Mỗi ngày, chi phí thức ăn cho 1 con chỉ tốn khoảng 2.000 – 3.000 đồng vì nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có ở trang trại anh. Trung bình mỗi năm, 1 con chồn mẹ có thể sinh sản 2-3 lứa, mỗi lứa từ 2-5 con. Chồn hương giống có giá bán rất cao, từ 6-10 triệu đồng/cặp. Chồn hương thương phẩm cũng có giá dao động từ 1,5-1,9 triệu đồng/kg. Nhờ vậy, mô hình nuôi chồn hương mang lại lợi nhuận rất cao cho người nuôi. Năm 2022 và 2023 mỗi năm, trang trại chồn hương Đức Thắng bán ra thị trường hơn 600 cặp chồn baby, thu lãi trên 1 tỷ đồng.
Với 2 khu chuồng diện tích hơn 500 m2, hiện anh Đức đang nuôi khoảng 700 con chồn hương, chủ yếu nuôi sinh sản để bán con giống ra thị thường. Ảnh: báo Hà Tĩnh
Hiện nay, nhận thấy mô hình nuôi chồn hương là hướng phát triển kinh tế mới đầy tiềm năng, nông dân tại các huyện như Can Lộc, Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Thạch Hà, Tp.Hà Tĩnh… đã phát triển kinh tế theo mô hình nuôi chồn hương. Với sự đầu tư bài bản và áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, mô hình nuôi chồn hương sẽ mở ra hướng đi mới, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Theo quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thì Chồn hương thuộc danh mục IIB – Danh mục các loài động vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ. Chính vì vậy khi nuôi chồn hương, cần đăng ký giấy phép chăn nuôi với chính quyền địa phương.
[yeni-source src=”https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/nuoi-con-dac-san-thich-an-cua-dong-nhan-tenh-anh-nong-dan-thu-lai-tien-ty-807043.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/nuoi-con-dac-san-thich-an-cua-dong-nhan-tenh-anh-nong-dan-thu-lai-tien-ty-d408534.html” name=”giaitri.thoibaovhnt.vn”]