Cây cảnh này sở dĩ có tên gọi trầu bà bởi vì nó có hình dáng giống cây trầu.
Trầu bà tên tiếng Anh là Pothos, tên khoa học Epipremnum aureum, thuộc họ Ráy (Araceae), là một loài thực vật có hoa. Các tên khác như Trầu Ba Vàng, Vạn Niên Thanh leo, sắn dây Hoàng Kim, Hoàng Tam Điệp hay Thạch Cam Tử thì đều là chỉ cây trầu bà.
Cây cảnh này sở dĩ có tên gọi trầu bà bởi vì nó có hình dáng giống cây trầu. Về đặc tính thực vật, đây là cây thân thảo, dạng dây leo, lá và thân có màu xanh còn hoa mọc thành cụm ngắn nên có những nơi còn goi là dây trầu bà. Đặc điểm nổi bật dễ thấy là lá đơn, gốc lá hình trái tim và thuôn dài dần lên trên.
Lá trầu bà thường có những đốm vàng chấm chấm trên phiến lá. Thân cây mềm, bò dài có thể buông thõng, do đó có thể trồng theo kiểu giàn leo. Ngoài ra đây là cây thủy sinh ưa nước, hút nhiều nước mà không sợ úng, thối rễ, vì vậy cũng có thể trồng trong chậu nước.
Cây trầu bà đã trở thành cây cảnh và xuất hiện ở nhiều nơi, thường được trồng trong nhà nơi có ánh sáng vừa phải để làm đẹp, tươi mát hơn không gian căn hộ, nội thất sân vườn. Người chơi cây thường để trầu bà trong các chậu treo đặt ở trên bàn hoặc treo trên giàn để cây thả xuống rất đẹp. Tuy nhiên, nếu bạn không biết để nhầm vào 2 chỗ này sẽ vô tình khiến cây chết lụi đi, đừng làm sai nhé:
1. 2 vị trí không nên đặt cây trầu bà
– Không đặt các chậu cây ở hai bên tủ tivi
Nguyên nhân chính khiến tủ tivi không đặt được chậu cây là do bức xạ tivi lớn, khi đó các loại cây nhiều lá như trầu bà không thể phát triển tốt được, lâu ngày lá sẽ chuyển sang màu vàng. Nếu cây bị như vậy bạn có thể loại bỏ những cây này, và sau đó đặt chúng trong bóng râm, những nơi thông gió và ánh sáng khuếch tán nhẹ để cây khỏe lại dần.
– Không đặt nó trong góc tối và ẩm ướt
Cây trầu bà vô cùng phù hợp để trang trí cùng nội thất trong nhà như phòng khách, ban công hay sân vườn bởi trầu bà không cần quá nhiều ánh sáng, là loại bonsai ưa bóng râm.
Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là có thể đặt nó trong môi trường ẩm ước, vì cả thân rễ và lá của cây đều cần có ánh sáng, nếu không chúng sẽ không thể quang hợp hay sản sinh ra chất diệp lục, từ đó lá sẽ chuyển sang màu vàng.
2. Những lưu ý trong quá trình chăm sóc cây trầu bà
– Về đất trồng, bạn nên sử dụng loại đất xốp, ẩm, không giữ nước. Để tăng độ tơi xốp cho đất, bạn nên trộn thêm sỉ than nghiền vụn, than củi hoặc mùn trấu ủ mục.
– Trong quá trình chăm sóc bạn cũng nên chú ý đến nhiệt độ môi trường. Người trồng thường không quan tâm nhiều đến vấn đề này có thể gặp hiện tượng cây bị vàng lá. Nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng là từ 15 độ C đến 26 độ C.
– Nên tưới nước vào thời điểm nào cũng là câu hỏi mà người chơi trầu bà băn khoăn. Nếu trồng trong nhà, một tuần bạn chỉ nên tưới nước 2 đến 3 lần là đủ.
– Cách thay nước nếu cây trầu bà trồng trong nước cũng rất đơn giản. Khi thấy cạn nước, bạn lại tiếp tục đổ thêm nước mới, chú ý xem nước có đục hay không, nếu có thì thay nước mới cho cây.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/trong-cay-trau-ba-khong-duoc-dat-o-2-cho-nay-trong-nha-cay-vang-la-chet-ngay-d307972.html” alt_src=”https://eva.vn/cay-canh-vuon/trong-cay-trau-ba-khong-duoc-dat-o-2-cho-nay-trong-nha-cay-vang-la-chet-ngay-c283a515874.html” name=””]