Bố mẹ cần chú ý đến tư thế ngủ của trẻ và giúp con chỉnh sửa kịp thời.
Ngoài môi trường, tâm trạng và thể trạng, tư thế ngủ có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Mặc dù một số tư thế ngủ có thể mang lại cảm giác thoải mái cho trẻ lúc ban đầu, nhưng thời gian sau sẽ khiến trẻ không thoải mái, trẻ dễ thức giấc nửa đêm, thở kém.
Thậm chí một số tư thế còn ảnh hưởng đến sự phát triển xương và cột sống chiều cao của trẻ sau này. Vì vậy, bố mẹ cần chú ý đến tư thế ngủ của trẻ và giúp trẻ chỉnh sửa kịp thời, đặc biệt khi trẻ thường xuyên ngủ với các tư thế sau đây.
Những tư thế ngủ có thể ảnh hưởng đến phát triển của trẻ
Ngủ úp tay vào má
Một số trẻ thích ngủ với bàn tay nhỏ của mình trên má ngay sau khi sinh, điều này có thể an toàn hơn. Tuy nhiên, điều này rất không có lợi cho sự phát triển của bé.
Bởi việc ôm má bằng tay ngủ trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, gây tê tay, đồng thời làm cho các mao mạch của mặt hoạt động không trơn tru, sẽ gây ra hiện tượng mặt to hoặc lệch một bên.
Thở bằng miệng để ngủ
Nếu trẻ thở bằng miệng khi ngủ trong thời gian ngắn thì điều này là hoàn toàn bình thường, không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe của trẻ.
Trong quá trình này, trẻ sẽ có thể gặp tình trạng khô và hôi miệng bởi do việc thở không đúng cách sẽ dẫn đến việc vi khuẩn tấn công miệng gây ra mùi hôi khó chịu cho trẻ.
Tư thế ngủ có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.
Ngược lại, trẻ ngủ không khép miệng thường xuyên thì có thể đây sẽ là dấu hiệu cảnh báo một số trường hợp nguy hiểm, có thể làm biến đổi xương hàm và răng khiến việc nhai nuốt gặp khó khăn.
Đồng thời có thể gây ra tình trạng biến dạng cơ mặt khiến môi bị kéo lên cao, miệng có xu hướng không thể khép lại bình thường. Ảnh hưởng trực tiếp đến phổi do oxy được đưa vào không đúng cách. Khi để lâu dài không chỉ khiến cho phổi bị tổn thương mà còn là cả lồng ngực, cột sống cũng có nguy cơ bị biến dạng cao.
Trùm kín đầu đi ngủ
Việc trùm kín đầu khi ngủ đặc biệt xảy ra khi thời tiết trở lạnh, không gian ấm áp như vậy sẽ khiến bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
Tuy nhiên, việc ngủ trong chăn bông quá lâu sẽ làm giảm hàm lượng oxy và tăng hàm lượng carbon dioxide trong khi ngủ, dễ dẫn đến tình trạng thiếu oxy lên não, chóng mặt và bơ phờ.
Đây không chỉ là vấn đề ngoại hình mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của bé, nghĩa là nó liên quan trực tiếp đến chỉ số IQ về sau.
Nếu trẻ thở bằng miệng khi ngủ trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng biến dạng cơ mặt khiến môi bị kéo lên cao, miệng có xu hướng không thể khép lại bình thường.
Vậy tư thế ngủ nào tốt cho quá trình phát triển của trẻ?
Có rất nhiều tư thế nằm ngủ ở trẻ em, bao gồm nằm nghiêng, nằm ngửa, nằm sấp,… mỗi một tư thế đều có ảnh hưởng nhất định đến giấc ngủ và sức khỏe của người nằm.
Do đó, việc tìm đúng tư thế ngủ tốt sẽ giúp trẻ phát triển thuận lợi hơn, đảm bảo sức khỏe, ngủ ngon giấc và không quấy khóc. Hai tư thế ngủ phổ biến dưới đây được các chuyên gia khuyến khích.
Tư thế nằm ngửa
Đây là tư thế được các chuyên gia sức khỏe khuyến khích nên áp dụng cho trẻ, nhất là đối với trẻ sơ sinh. Nằm ngửa là tư thế ngủ đúng và an toàn cho trẻ em, do đó cha mẹ nên chú ý điều chỉnh tư thế cho trẻ khi ngủ.
Nằm ngửa giúp các bộ phận trên cơ thể như tay, chân, vai… trong tư thế thoải mái nhất và có thể di chuyển tự do, nhờ vậy mà trẻ sẽ ngủ ngon và sâu giấc hơn. Đồng thời nằm ngửa giúp cho các cơ quan như tim, hệ tiêu hóa, phổ, bàng quang không bị chèn ép, điều này rất tốt cho sức khỏe của trẻ.
Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý, nếu để trẻ nằm ngửa trong một khoảng thời gian quá dài mà không thay đổi sẽ gây ra nguy cơ “đầu bẹt”, hoặc tăng nguy cơ bị trớ, bị sặc ở trẻ do thức ăn bị chèn ở cổ họng.
Vậy nên, mẹ có thể khắc phục tình trạng này bằng cách luân phiên điều chỉnh tư thế của trẻ hoặc cho trẻ nằm sấp trên bụng khi trẻ còn thức.
Tư thế ngủ nằm nghiêng có thể làm giảm tình trạng ngáy ngủ hay khò khè ở trẻ, giảm áp lực lên tim và hệ tiêu hóa.
Tư thế nằm nghiêng
Tư thế nằm nghiêng bao gồm nghiêng bên trái hoặc nghiêng bên phải. Tư thế nằm nghiêng ở trẻ có nhiều ưu điểm nhưng cũng có một số hạn chế nhất định.
Giảm tình trạng nôn trớ, sặc sữa khi ngủ. Nếu trẻ nằm nghiêng mà bị nôn trớ thì chất nhờn cũng dễ dàng chảy ra mà không bị chảy ngược lại, nhờ vậy mà tránh được tình trạng nghẹt thở, ho khan.
Đồng thời, tư thế này có thể làm giảm tình trạng ngáy ngủ hay khò khè ở trẻ, giảm áp lực lên tim và hệ tiêu hóa. Khi nằm nghiêng bên phải, tim sẽ không bị chèn ép nên có lợi cho hô hấp của trẻ.
Mẹ cũng cần lưu ý nằm nghiêng về một bên trong thời gian dài có thể gây nên hội chứng đầu bẹt do xương sọ của trẻ còn khá mềm, nếu tình trạng nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.
Do đó, bố mẹ nên lưu ý để điều chỉnh tư thế, không để trẻ nằm nghiêng về một bên quá lâu.
Làm thế nào để trẻ ngủ ngon hơn vào ban đêm?
Cho trẻ ngủ đúng giờ
Trong giấc ngủ sâu, cơ thể sản xuất ra nhiều chất khác nhau, trong đó có protein cytokine, chủ yếu được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm trùng và bệnh tật, làm giảm sức đề kháng của hệ miễn dịch và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn, đặc biệt là cảm lạnh. Ngược lại, nếu trẻ không ngủ đủ giấc trong một thời gian dài sẽ bị căng thẳng quá mức.
Do đó, cho trẻ ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày có thể giúp trẻ phát triển đồng hồ sinh học đều đặn, nhờ đó trẻ sẽ buồn ngủ ngay khi đến giờ và ngủ ngon hơn.
Không nên để trẻ quá phấn khích
Điều quan trọng là khi chuẩn bị cho trẻ đi ngủ, đừng làm điều gì để trẻ quá phấn khích. Khi đưa trẻ vào giường ngủ, hãy tắt đèn và hát ru nhẹ nhàng để trẻ có thể nhận thức rằng đã đến lúc phải đi ngủ.
Cho trẻ ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày có thể giúp trẻ phát triển đồng hồ sinh học đều đặn, nhờ đó trẻ sẽ buồn ngủ ngay khi đến giờ và ngủ ngon hơn.
Không cho trẻ nghịch điện thoại trước khi ngủ, không nên trách mắng trẻ hay cho trẻ vận động mạnh, khi trẻ không bị kích động hay chán nản thì có thể ngủ ngon hơn vào ban đêm.
Tạo môi trường ngủ yên tĩnh
Giữ cho phòng ngủ yên tĩnh vào ban đêm, lắp đặt cửa ra vào và cửa sổ có tác dụng cách âm, rèm che nắng tốt trong phòng ngủ. Khi trẻ ngủ, đắp mền vừa phải và thoải mái, cũng có thể tạo giấc ngủ ngon cho trẻ.
Mẹ cũng có thể để trẻ ngủ trong một căn phòng đủ tối với tiếng quạt hay tiếng ồn trắng để loại bỏ những âm thanh khác ở bên ngoài.
[yeni-source src=”https://phununews.nguoiduatin.vn/” alt_src=”https://eva.vn/nuoi-con-khoe-day-con-khon/3-tu-the-ngu-am-tham-khien-tre-ngay-cang-tro-nen-xau-xi-de-mac-benh-hay-sua-ngay-cho-con-c429a518938.html” name=””]