Quầy kem bơ cô Vân nằm trong chợ Bắc Mỹ An (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) luôn tấp nập khách ghé ăn. Diện tích quầy chỉ khoảng 3m2, người này phải đứng chờ người kia ăn xong mới tới lượt, mỗi ngày bán hơn 1.000 cốc kem.
Chị Nguyễn Thị Đông, con dâu chủ quán kem cô Vân chia sẻ, hằng ngày quán mở từ 7 rưỡi sáng cho đến khoảng 6 rưỡi chiều. Từ sáng sớm, lúc quán còn chưa kịp mở đã có khách chờ sẵn để thưởng thức ly kem béo ngậy, mát lạnh.
Chị Đông cho biết, quán kem cô Vân đến nay đã hơn 30 năm tuổi. Yếu tố quyết định vị ngon, nổi tiếng của quán chính là kem. Kem do nhà chị tự làm. Bí quyết làm kem được ông ngoại của chồng chị truyền lại cho mẹ chồng và giờ đến đời chị. Hương vị của kem bơ vẫn được gia đình chị giữ nguyên suốt mấy chục năm qua.
Mỗi cốc kem bơ có giá 20 nghìn đồng |
|
|
Ngoài kem thì bơ cũng phải nhập loại ngon về tự xay. Mùa này đang là mùa bơ nên quán nhập bơ tươi Đắk Lắk, chọn từng quả chín, tươi ngon xay nhuyễn cùng với một ít đậu xanh. Hết mùa bơ thì mới sử dụng đến bơ đông lạnh.
“Người nào tinh ý sẽ thấy trong bơ có cả vị đậu xanh. Việc trộn đậu xanh vào bơ để át vị đắng của bơ, làm cốc kem bơ béo, thơm hơn và có màu xanh đẹp hơn”, chị Đông tiết lộ.
Kem cô Vân được làm theo công thức riêng, gia truyền, tạo nên vị đặc trưng, khác với những quán kem bơ khác
Cũng theo chị Đông, quán kem gia truyền nhà chị xưa nay đã có tiếng, mấy chục năm nay lúc nào cũng đông khách. Đặc biệt là kể từ hồi chị về làm dâu năm 2015, chị mới bắt đầu làm logo cho quán, dán vào ly. Hình ảnh cốc kem bơ vô tình được mọi người chia sẻ trên mạng, cũng từ đó quán càng đông khách hơn, được nhiều người biết đến hơn.
Bơ sánh mịn Trước đây mỗi cốc kem chỉ 15 nghìn đồng nhưng cách đây 5 ngày quán đã phải điều chỉnh giá bán lên 20.000 đồng/cốc do giá nguyên vật liệu như đường, sữa… tăng giá mạnh. |
Ngoài kem bơ, thực đơn của quán còn có thêm kem dâu, kem dừa, kem sầu riêng, các loại chè… Nhưng đắt hàng nhất vẫn là kem bơ. Cốc kem bơ truyền thống gồm có lớp kem béo ngậy, bơ sánh mịn và dừa sấy khô.
Mỗi ngày quán kem bơ bán hơn 1 nghìn cốc Trung bình mỗi ngày quán bán hơn 1.000 cốc chưa kể bán sỉ và đóng thùng kem cho khách du lịch mua mang về. |
“Như sáng nay tôi đóng 10 thùng cho khách mang về Hà Nội làm quà, thùng thì 20 gói, thùng 30, 50 gói. Còn khách sỉ thì trung bình mỗi ngày khoảng 3 – 5 tạ kem đi Hà Nội, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh…”, chị Đông nói.
Gần 18h chiều, dù khách vẫn nườm nượp đến tìm mua nhưng chị Đông đành phải từ chối vì hết kem.
Khách xếp hàng chờ mua kem |
Chị Đông chia sẻ, kem nhà tự làm chứ không phải mua sẵn nên phải trải qua rất nhiều công đoạn.
Khoảng 30 phút mới ra được một mẻ kem 5kg vì thế nếu tiếp tục bán cho khách thì ngày mai không có kem để bán.
Quán kem hiện có 11 người làm, trong đó tại chợ là 6 người phụ trách bán hàng, thu tiền, rửa cốc chén. Còn ở nhà 5 người phụ trách làm kem, nhặt bơ…
Thắc mắc vì sao quán đông khách nhưng không chọn mặt bằng rộng rãi hơn, chị Đông chia sẻ, mặc dù nhà chị ngay mặt đường lớn nhưng suốt mấy chục năm nay gia đình chị vẫn bán tại chợ Bắc Mỹ An này.
“Mở quán chỗ khác sẽ phát sinh nhiều thứ mà kem, chè thì chỉ bán được mùa hè, mùa đông sẽ ít khách hơn. Còn ở chợ, người lúc nào cũng đông đúc, dù trời có lạnh, mọi người đi một lúc cũng thấy nóng người muốn làm một cốc kem. Hơn nữa, nguồn lực hiện nay có hạn, quán có 11 người nhưng làm luôn chân luôn tay, vừa bán lẻ, vừa bán sỉ, giờ nếu mở rộng nữa sẽ không thể đáp ứng hết được nhu cầu của khách”, chị Đông cho hay.
[yeni-source src=”” alt_src=”https://kenh14.vn/quay-kem-bo-hon-30-nam-tuoi-nuc-tieng-da-nang-ngay-ban-hon-nghin-coc-khach-xep-hang-cho-20220609120042758.chn” name=””]