Nếu bé luôn tự nói một mình, mẹ đừng quá lo lắng, đây là biểu hiện của sự phát triển nhanh chóng của hệ ngôn ngữ.
Không khó để nhận thấy nhiều trẻ nhỏ tự chơi và tự nói một mình, đôi khi điều này khiến bố mẹ không biết lại lo lắng, sợ con có vấn đề về giao tiếp hoặc gặp vấn đề phát triển não bộ. Tuy nhiên, bố mẹ nên yên tâm vì đây là một biểu hiện hoàn toàn bình thường khi bé ở độ tuổi này.
Điều này chủ yếu do hai nguyên nhân,liên quan đến sự phát triển tâm lý hệ thống ngôn ngữ của trẻ. Nếu bố mẹ đang gặp trường hợp trẻ thường xuyên tự nói chuyện một mình, có thể tham khảo thông tin dưới đây, giúp bố mẹ giải đáp thắc mắc và yên tâm hơn.
Vì sao trẻ thường tự nói chuyện một mình?
Trẻ bước vào thời kỳ phát triển tâm lý mới
Piaget, một nhà tâm lý học người Thụy Sĩ, đã đưa ra kết luận rằng trẻ từ 3-4 tuổi sẽ bước vào giai đoạn “tâm lý học ngoại cảm”, trong đó trẻ em sẽ coi mọi thứ xung quanh mình đều những sinh vật có linh hồn.
Ví như chẳng may đạp vào chân bàn, trẻ sẽ lo lắng không biết mình có đạp vào bàn có bị thương không, khi thấy người khác hái hoa, trẻ cũng cảm thấy hoa sẽ buồn.
Trẻ em trong giai đoạn ngoại cảm có khả năng tự nói chuyện với chính mình, bởi vì trẻ coi mọi thứ xung quanh là đối tượng có thể giao tiếp và ngay cả khi đối phương không phản hồi, trẻ sẽ luôn cố gắng giao tiếp. Trong mắt người lớn có phần lạ lùng, nhưng đối với trẻ nhỏ đây là giai đoạn phát triển tâm lý quan trọng.
Trẻ tự nói chuyện với chính mình được xem là một phần trong quá trình phát triển tâm lý và ngôn ngữ.
Hệ thống ngôn ngữ đang phát triển nhanh chóng
Thực tế, đây cũng là giai đoạn mà khả năng ngôn ngữ của trẻ đang được cải thiện nhanh chóng, vì vậy một số nhà khoa học cho rằng trẻ thích tự nói chuyện với chính mình, đó là biểu hiện bình thường của sự phát triển nhanh chóng của hệ ngôn ngữ.
Khi đứa trẻ nhận biết được bản thân có một khả năng đặc biệt nào đó, trẻ sẽ thêm hào hứng sử dụng nó thường xuyên, điều này giống như trẻ đang trong giai đoạn tập đi.
Dù là tâm lý đang phát triển tốt hay việc hoàn thiện khả năng ngôn ngữ thì việc trẻ tự nói chuyện là điều bình thường, vì vậy bố mẹ không nên quá lo lắng.
Trên thực tế, những đứa trẻ càng thích tự nói chuyện với bản thân thì khi lớn lên càng dễ thành công, bởi đằng sau hành vi này cũng thể hiện một số ưu điểm của trẻ.
Tự nói với chuyện với một mình mang lại lợi ích cho trẻ, mẹ nên biết
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ tự nói chuyện một mình mang đến một số lợi ích nhất định, đặc biệt là về trí tuệ và ngôn ngữ.
Tăng trí tưởng tượng
Đến giai đoạn 3 tuổi, trẻ bước vào giai đoạn phát triển ngôn ngữ bên trong, trẻ tự nói chuyện một mình bố mẹ có thể hiểu nôm na là bé đang tự chuyển ngôn ngữ vào suy nghĩ, nhưng vẫn nói ra thành tiếng.
Trẻ thích tự nói chuyện phải có trí tưởng tượng tốt, vì trong đầu trẻ cần hình thành đối tượng giao tiếp, nếu không có đủ trí tưởng tượng thì điều này là không thể.
Tăng tư duy và khả năng khám phá
Khi trẻ đang nói chuyện với chính mình, não bộ cũng chạy với tốc độ nhanh, và nó chạy nhanh hơn so với giao tiếp bình thường của con người.
Vì việc độc thoại đòi hỏi trẻ phải đóng hai hoặc thậm chí nhiều vai cùng một lúc, làm thế nào để đối phó với đặc điểm của từng vai phải nói là rất khó đối với bé ở độ tuổi này. Vì vậy, những em bé thường tự nói chuyện phải có kỹ năng tư duy mạnh mẽ.
Trẻ tự mình đặt ra vấn đề và tự mình trả lời trong lúc độc thoại tưởng chừng như ngẫu hứng nhưng đây là lúc trẻ học được cách tự lập giải quyết vấn đề của mình mà không cần đến bố mẹ hỗ trợ.
Trẻ tự nói chuyện một mình là một cách trẻ thể hiện cảm xúc, qua đó giúp tâm trạng trẻ ổn định, thoải mái, vui vẻ.
Cải thiện kỹ năng ngôn ngữ
Nói chuyện với chính mình cũng là một loại giao tiếp ngôn ngữ, và nó là một loại giao tiếp đòi hỏi khả năng ngôn ngữ cao hơn.
Trẻ đang tự chuyển ngôn ngữ bên ngoài vào thành ngôn ngữ bên trong là ngôn ngữ cảm xúc, cách bé tự nói chuyện sẽ giúp bé phát triển ngôn ngữ nhanh hơn.
Ngược lại, trong giao tiếp giữa người với người thông thường, trẻ cũng có thể nhận được những lời nhắc nhở của nhau khi bản thân chưa biết cách diễn đạt, ở trạng thái đang nói chuyện với chính mình, những lời nhắc nhở như vậy không tồn tại. Vì vậy trẻ càng tự nói được nhiều thì khả năng ngôn ngữ càng mạnh.
Cải thiện tâm trạng, ổn định cảm xúc
Trẻ tự nói chuyện một mình là một cách trẻ thể hiện cảm xúc, qua đó giúp tâm trạng trẻ ổn định, thoải mái, vui vẻ.
Khi trẻ nói chuyện với mình, trẻ rèn luyện được tính tập trung cao, giúp cải thiện nhận thức và giúp ích cho quá trình học tập của mình.
Các chuyên gia cho rằng, trong trường hợp này bố mẹ không nên vội vàng can thiệp, việc trẻ tự nói một mình nằm trong quá trình phát triển của con, không nên tác động hay ngăn chặn. Ngược lại, đây chính là lúc bố mẹ nên yên lặng lắng nghe con nói để hiểu những điều con đang suy nghĩ, điều này rất có ích trong việc dạy con.
Chú ý không nên làm phiền khi trẻ tự nói chuyện với mình nhưng cũng đừng quên giao tiếp, chơi đùa với con sau đó để giúp con càng có nhiều hơn vốn từ ngữ cần thiết.
Thi trẻ lớn hơn, ngôn ngữ bên trong phát triển hoàn thiện, trẻ sẽ tương tác với người khác nhiều hơn bằng ngôn ngữ bên ngoài và việc tự nói chuyện sẽ dần biến mất.
Khi trẻ nói chuyện với mình, trẻ rèn luyện được tính tập trung cao, giúp cải thiện nhận thức và giúp ích cho quá trình học tập của mình.
[yeni-source src=”https://arttimes.vn/gia-dinh/khong-he-me-tin-tre-thich-noi-chuyen-mot-minh-thuong-thong-minh-va-hoc-gioi-hon-c59a5638.html” alt_src=”https://eva.vn/nuoi-con-khoe-day-con-khon/khong-he-me-tin-tre-thich-noi-chuyen-mot-minh-thuong-thong-minh-va-hoc-gioi-hon-c429a521152.html” name=””]