Nhiều người nhận định rằng, trẻ ngủ gối và ngủ không gối sẽ có sự khác biệt rõ rệt khi lớn lên.
Hầu hết chúng ta thường có thói quen kê gối khi ngủ, nhưng với trẻ nhỏ thì điều này được các chuyên gia khuyên bố mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Có nhiều ý kiến khẳng định rằng, giữa trẻ ngủ gối và không kê gối, khi lớn lên sẽ có nhiều điểm khác biệt về sức khỏe, cụ thể có liên quan đến ngoại hình, sự phát triển trí não và xương sống của con sau này.
Những khác biệt giữa trẻ ngủ gối và không gối khi lớn lên
Một số phụ huynh lo lắng con ngủ không ngon nên thường kê thêm cho con chiếc gối, hy vọng điều này có thể giúp trẻ dễ chịu và nhanh chóng đi vào giấc ngủ hơn.
Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh sử dụng gối quá sớm hoặc quá cứng khi còn nhỏ sẽ có thể tạo ra một số tác động xấu sau đây.
Sẽ có sự khác biệt về hình dạng đầu, có thể biến dạng hộp sọ
Sử dụng gối ngủ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hình dáng đầu của bé. Trẻ đi ngủ quá sớm trên gối có thể dễ thay đổi hình dạng đầu từ tròn sang bẹt.
Đồng thời, trẻ sơ sinh tăng trưởng vòng đầu khá nhanh, khi vừa mới sinh, chu vi vòng đầu bé chỉ khoảng 34cm. Nhưng chỉ trong 1 năm kích thước có thể tăng thêm 12cm.
Giấc ngủ có tác động lớn đến quá trình phát triển của trẻ.
Nếu cho bé sơ sinh nằm gối, đầu của bé có thể không giữ được cân bằng, đối xứng do hộp sọ to ra. Hơn nữa, hộp sọ của trẻ sơ sinh thường rất mềm, chưa khép kín, nếu như bị gối chèn ép và nằm yên trong một tư thế khi ngủ, điều này có thể khiến hộp sọ bị biến dạng.
Tác động xấu đến xương cột sống, đầu và cổ
Khí chất của một người là rất quan trọng, và một tư thế cao và ngay thẳng có thể tăng thêm độ thu hút cho diện mạo của trẻ về sau.
Tuy nhiên, trẻ được kê gối ngủ sớm thì khả năng cổ của bé bị quẹo sẽ cao hơn những bé ngủ không kê gối. Hơn nữa, việc nằm gối ngủ từ sớm cũng sẽ ảnh hưởng đến hình dạng xương sống của con sau này.
Lý do vì xương sống của trẻ sơ sinh là đường thẳng, tức là đầu và lưng phải thẳng với nhau. Vì thế khi gối đầu, cổ sẽ bị quẹo, xương sống bị thay đổi hình dạng, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển xương sống của trẻ và nguy cơ dị tật xương sống, dễ bị cao vai thấp.
Ảnh hưởng phát triển trí não
Theo các nghiên cứu, thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của con người.
Vì vậy, việc kê gối ngủ cho bé sơ sinh sẽ khiến trẻ không thoải mái, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và quá trình tiết ra hormone tăng trưởng trong khi ngủ, không tốt cho sự phát triển chiều cao và trí não của bé.
Ngược lại, nếu em bé có chất lượng giấc ngủ tốt sẽ tiết ra hormone tăng trưởng nhanh hơn, từ đó mức độ thông minh của chúng sẽ phát triển tốt hơn, nên sẽ có IQ cao hơn.
Tăng nguy cơ trẻ bị ngạt thở
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, bố mẹ không nên sử dụng gối hoặc đặt quá nhiều vật dụng trong nôi của trẻ.
Lý do vì trong lúc ngủ, bé có thể xoay hoặc lật người, nằm úp mặt dẫn đến bé bị ngạt thở.
Nếu cho bé sơ sinh nằm gối quá sớm, đầu của bé có thể không giữ được cân bằng, đối xứng do hộp sọ to ra.
Vậy khi nào trẻ có thể dùng gối để tốt cho sức khỏe?
Ở giai đoạn sơ sinh, bố mẹ có thể gập khăn vải mềm lại làm đôi, làm ba rồi cho trẻ kê đầu.
Khi trẻ 2 tuổi, bố mẹ có thể bắt đầu cho con sử dụng gối khi ngủ. Lý do bởi đây là thời điểm xương của trẻ cũng cứng cáp hơn. Thế nhưng nếu con cảm thấy kê gối ngủ không thoải mái, thì có thể bỏ qua việc sử dụng gối cho bé.
Những lưu ý khi bố mẹ chọn gối cho trẻ
Gối của bé khác với gối của người lớn, bé không cần gối quá rộng, chỉ cần dài bằng hoặc hơn một chút so với vai của bé để tránh gây ngạt thở cho bé.
Độ dày gối cho trẻ sơ sinh cũng không cần quá cao bởi sẽ gây mỏi cổ và ảnh hưởng đến hô hấp và tuần hoàn máu. Độ dày từ 1-2cm là thích hợp cho bé sơ sinh và dưới 4 tháng tuổi, khi bé lớn hơn thì độ dày của gối cũng tăng theo.
Mẹ nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên và được sản xuất hoặc nhập khẩu bởi những đơn vị uy tín, có như vậy mới đảm bảo chất liệu gối là an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của bé.
Mẹ không nên chọn loại gối mà khi bé nằm lên mà gối lún sâu hẳn xuống tiềm ẩn nguy cơ khiến bé bị ngạt, nhưng cũng không vì đó mà chọn loại gối cứng bởi sẽ không tốt cho hộp sọ của bé.
Tốt hơn hết là mẹ nên lựa chọn loại gối mềm vừa phải để đảm bảo bé được nâng đỡ và bảo vệ tốt nhất.
5 bước đơn giản để trẻ có giấc ngủ ngon
Thay vì sử dụng gối, mẹ có thể áp dụng các mẹo đơn giản sau đây cũng có thể giúp con ngủ ngon hơn.
Thiết lập thói quen đi ngủ
Để giúp trẻ ngủ ngon, việc thiết lập thói quen ngủ tốt ngay từ giai đoạn sơ sinh là rất cần thiết. Nếu làm những việc thư giãn giống nhau theo cùng một trật tự và vào cùng một thời điểm mỗi đêm sẽ giúp thúc đẩy giấc ngủ ngon.
Ví dụ: Mẹ có thể cho con tắm nước ấm sẽ giúp bé thư giãn và sẵn sàng cho giấc ngủ. Giữ đèn mờ trong không gian ngủ để kích thích cơ thể con bạn sản xuất hormone ngủ – melatonin. Khi trẻ đã lên giường, cho trẻ nghe một vài bản nhạc thư giãn hoặc kể một câu chuyện cho trẻ nghe, với giọng đều đều và nhỏ nhẹ.
Đối với trẻ lớn hơn có thể thích thư giãn bằng cách đọc sách, nghe nhạc hoặc tập thở thư giãn.
Để giúp trẻ ngủ ngon, việc thiết lập thói quen ngủ tốt ngay từ giai đoạn sơ sinh là rất cần thiết.
Biết trẻ cần ngủ bao nhiêu
Nhu cầu và mô hình giấc ngủ của trẻ em ở các độ tuổi là khác nhau. Ví dụ, một trẻ khi lớn lên, sẽ bắt đầu ngủ ít hơn vào ban ngày và nhiều hơn vào ban đêm, và thời gian ngủ của trẻ cũng rút ngắn lại. Vì vậy, trẻ em ở mọi lứa tuổi cần ngủ đủ theo nhu cầu để có thể chơi, học và tập trung trong ngày.
Ăn đủ no và đúng thời gian
Mẹ nên chú ý đảm bảo rằng con bạn có một bữa ăn tối đầy đủ vào thời gian hợp lý. Cảm thấy quá đói hoặc quá no trước khi ngủ có thể khiến bé tỉnh táo hơn hoặc không thoải mái.
Điều này có thể khiến bé khó ngủ hơn. Vào buổi sáng, một bữa ăn sáng lành mạnh sẽ giúp khởi động đồng hồ sinh học của trẻ đúng thời gian.
Bảo đảm rằng ter cảm thấy an toàn vào ban đêm
Nếu trẻ cảm thấy sợ hãi về việc lên giường hoặc ở trong bóng tối, bạn có thể khen ngợi và thưởng cho trẻ bất cứ khi nào trẻ can đảm.
Hạn chế tối đa các chương trình TV, phim ảnh và trò chơi điện tử kinh dị, thay vào đó có thể cho bé nghe nhạc nhẹ, chơi những trò chơi nhẹ nhàng như lắp ghép gỗ, xếp hình. Một số trẻ sợ hãi khi đi ngủ có thể cảm thấy tốt hơn khi có đèn ngủ.
Kiểm tra tiếng ồn và ánh sáng trong phòng ngủ của con bạn
Một không gian riêng tư, yên tĩnh, hạn chế ánh sáng rất quan trọng để có giấc ngủ ngon. Phòng ngủ lý tưởng của trẻ nên tối, yên tĩnh, thông gió tốt và gọn gàng. Kiểm tra xem phòng ngủ của trẻ có quá sáng hay quá ồn không.
Ánh sáng xanh từ tivi, màn hình máy tính, điện thoại và máy tính bảng có thể làm giảm tiết hóc môn melatonin và trì hoãn cơn buồn ngủ. Bố mẹ nên tắt những thứ này ít nhất một giờ trước khi đi ngủ hoặc để màn hình ra khỏi phòng trẻ vào ban đêm.
Mẹ nên chọn cho trẻ chiếc gối mềm mại, không quá cao.
[yeni-source src=”https://arttimes.vn/gia-dinh/khac-biet-lon-ve-tri-thong-minh-giua-tre-ngu-goi-va-khong-goi-khi-lon-c59a10921.html” alt_src=”https://eva.vn/nuoi-con-khoe-day-con-khon/khac-biet-lon-ve-tri-thong-minh-giua-tre-ngu-goi-va-khong-goi-khi-lon-c429a529944.html” name=””]