Ai bị da dầu hay da dầu mụn chắc có lẽ sẽ hiểu cảm giác khó khăn thế nào trong khâu lựa chọn kem chống nắng. Tuy nhiên, nỗi lo nay sẽ được giải toả nhờ những ghi chú dưới đây.
Những sản phẩm dành cho da dầu hay da dầu mụn thường có giá thành khá đắt. Tuy nhiên, không vì thế mà chị em có thể bỏ qua bước chống nắng được. Thông thường, để lựa chọn cho mình 1 sản phẩm phù hợp, ai nấy đều ít nhất phải trải qua đôi lần “tiền mất tật mang”. Có lẽ nhiều chị em da dầu mụn đã từng thoa kem chống nắng và đến khoảng cuối ngày thì làn da bóng loáng như… chảo dầu chiên cá vậy.
Trường hợp da dùng kem chống nắng mà càng đổ dầu nhiều hơn thì chắc chắn, nàng đã chọn phải sản phẩm không phù hợp.
Quá trình tìm tòi “chân ái” dành riêng cho mình giờ đây sẽ bớt gian nan hơn khi bạn nắm rõ những ý chính ở dưới đây. Đọc hết, đảm bảo bạn sẽ không còn lơ mơ trong khâu lựa chọn kem chống nắng để lỡ mua 1,2 lần dùng không hợp phải cho đi nữa.
Chú ý dòng chữ Broad spectrum
Cũng như kem dưỡng, kem chống nắng cũng được phần chia thành nhiều loại. Trước đây, các chuyên gia da liễu vẫn khuyên dùng kem chống nắng vật lý (Sunblock) hơn là kem chống nắng hóa học (Sunscreen), vì nó chứa các thành phần lành tính, an toàn hơn cho mọi loại da. Tuy nhiên, đối với các nàng da dầu, kem chống nắng phổ rộng (Broad spectrum) mới là lựa chọn hoàn hảo nhất.
– Kem chống nắng vật lý (sunblock) có nguyên lý hoạt động phản xạ lại với các tia UV và ngăn không cho tia UV tác động xấu lên da. Zinc Oxide và Titanium Dioxide là 2 thành phần chính thường thấy nhất trong kem chống nắng vật lý.
– Kem chống nắng hóa học (suncreen) hoạt động theo cơ chế hấp thụ các tia UV rồi phân hủy và kịp xử lý trước khi chúng có cơ hội gây nên những tác hại trên làn da. Thành phần tiêu biểu thường có trong kem chống nắng hóa học đó là Avobenzone, Oxybenzone, Tinosorb, Octylcrylene…
– Kem chống nắng phổ rộng (Broad spectrum) là sản phẩm kết hợp ưu điểm của kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học, giúp bảo vệ làn da bạn khỏi cả tia UVA và UVB.
Ưu tiên kết cấu chất gel dễ thẩm thấu vào da
Chất kem (cream) càng đặc lại càng gây khó dễ cho da dầu. Bởi kết cấu này khó thấm hút, dễ bị rửa trôi khi da tiết dầu nhờn liên tục. Kem chống nắng cho da dầu thường có kết cấu chất kem dạng gel, dạng sữa, dạng xịt hay dạo gần đây mới xuất hiện là dạng sáp. Những loại này đều có đặc điểm mỏng nhẹ, dưỡng chất thẩm thấu cực nhanh giúp da khô thoáng, bảo vệ làn da tốt hơn dưới ánh mặt trời.
Nếu được, bạn vẫn nên chọn sản phẩm dạng gel thay vì dạng sữa hoặc cream để tăng quá trình thẩm thấu vào da hơn. Bởi gel chống nắng là based nước, ít khi chứa dầu nên sẽ không để lại cảm giác nhờn dính ở trên da.
Chỉ số SPF lý tưởng chỉ nên trong khoảng 30-50
Chỉ số chống nắng được viết tắt là SPF (Sun Protection Factor). Có lẽ nhiều người từng nghĩ, chỉ số chống nắng càng cao thì làn da của bạn sẽ càng được bảo vệ. Tuy nhiên, điều đó sẽ đúng với các loại da khác nhưng với da dầu thì không. Da dầu vốn dễ bị tắc lỗ chân lông, việc sử dụng kem chống nắng với chỉ số SPF quá cao với kết cấu lớp màng bảo vệ dày và chặt chẽ dễ khiến da bị bí, sản sinh thêm mụn.
Bạn cũng không nên chọn những sản phẩm có chỉ số SPF quá thấp, vì nó khó bảo vệ được làn da bạn dưới ánh mặt trời trực tiếp. Chỉ số SPF lý tưởng của kem chống nắng cho da dầu là khoảng từ 30-50.
Lưu ý lựa chọn sản phẩm không cồn (Non-alcoholic)
Bản chất của cồn là cho cảm giác trải nghiệm trên da thoải mái hơn, không gây bết dính. Cồn còn giúp bảo quản sản phẩm lâu hơn, nhưng cồn lại là “bạn xấu” với team da dầu. Cái gì cũng thường có 2 mặt khi áp lên da sẽ buộc da tiết dầu hơn bình thường, dễ sinh mụn và lâu lành. Cho nên, nếu không may mắn mang phận da dầu, bạn hãy lựa chọn những sản phẩm kem chống nắng không cồn (Non-alcoholic) để làn da bớt lão hoá.
Nên chọn kem chống nắng ít thành phần dưỡng
Da dầu vốn đã mướt mát, việc dùng kem chống nắng dưỡng ẩm chỉ khiến lượng dầu trên da khó kiểm soát hơn mà thôi. Trong trường hợp này, kem chống nắng không gây nhờn (No sebum) hoặc kem chống nắng không chứa dầu (Oil Free) sẽ phù hợp hơn với các nàng da dầu.
Da dầu vẫn sẽ cần các sản phẩm dưỡng ẩm, tuy nhiên, nếu bình thường bạn đã sử dụng dưỡng và lại chọn thêm kem có dưỡng hay chứa dầu nữa thì hỏi tại sao cuối ngày mặt luôn bóng nhẫy.
Cẩn thận với sản phẩm có hương liệu
Đôi khi mỹ phẩm lên da có mùi hương cho cảm giác dễ chịu nhưng chúng thường không tốt vì chứa thành phần hóa học như fragrance (hương liệu) hoặc paraben (chất bảo quản). Những thành phần này dễ gây kích ứng cho da dầu nhạy cảm hoặc da dầu mụn.
Có thể dùng kem chống nắng thay kem lót trang điểm
Với chị em có yêu cầu công việc cao, phải trang điểm khi đi làm thì việc kết hợp lớp kem chống nắng vào chu trình làm đẹp giao diện là cần thiết. Không phải cứ trang điểm dày và đậm với đủ các bước như dưỡng da, kem lót, kem nền, phấn phủ,… là có thể chống nắng được. Song việc chồng nhiều layer trên da dầu chỉ khiến da dễ nổi mụn hơn thôi. Giải pháp cho vấn đề này là kem chống nắng kiêm chức năng kem lót.
Một số loại kem chống nắng cho da dầu có khả năng kiềm dầu rất tốt, nếu sử dụng thay cho kem lót, lớp trang điểm của bạn không những khó trôi hơn bình thường mà còn hạn chế tình trạng da bị bóng nhờn.
[yeni-source src=”https://phunuvietnam.vn/cach-chon-kem-chong-nang-cho-da-dau-mun-de-cuoi-ngay-da-van-kho-rao-512021196132642299.htm” alt_src=”” name=””]