Cây vạn lộc là giống cây phổ biến trong trưng bày bàn làm việc và trang trí nhà cửa. Đây là loài cây dễ sống, dễ chăm sóc, thường được sử dụng làm quà tặng để thay lời chúc tài lộc, công danh đến người nhận.
Hiện nay, người chơi cây đang ngày một chú trọng đến không chỉ kiểu dáng, mẫu mã mà còn đặt mối quan tâm rất nhiều đến ý nghĩa của từng loài cây. Là một giống cây cảnh “tài sắc vẹn toàn”, cây vạn lộc được nhiều gia chủ săn đón với mong muốn kéo tài lộc, thịnh vượng về nhà.
1. Đặc điểm cây vạn lộc
Cây vạn lộc có tên khoa học là Aglaonema rotundum pink, là loài cây thân thảo nhỏ có nguồn gốc từ Thái Lan, Indonesia và được du nhập vào nước ta nhiều năm trở lại đây.
Thân cây nhỏ nhắn với chiều cao trung bình khoảng 60cm. Vạn lộc nổi bật với những tán lá to bản hình bầu dục, trên bề mặt có những đốm xanh đỏ hồng xen kẽ nhau khá độc đáo.
Điểm đặc biệt của loài cây này là màu sắc rất đa dạng. Có loại cây vạn lộc đỏ cũng có loại mang màu xanh, hồng, cẩm thạch và phía ngoài có viền xanh vô cùng đẹp mắt. Khác biệt với những loại cây cảnh thông thường khác, vạn lộc sẽ mang màu hồng đậm khi già, và lá non có màu hồng nhạt. Cây ra hoa màu trắng, có rễ trùm nên rất dễ sống và chăm sóc, có thể nở định kì 3 tháng 1 lần
2. Ý nghĩa cây vạn lộc
Là một loại cây cảnh mini được nhiều gia chủ lựa chọn bày biện trong nhà, cây vạn lộc có tác dụng tốt trong việc thanh lọc và điều hòa không khí, góp phần nâng cao sức khỏe cho con người. Ngoài ra, việc đặt một cây vạn lộc – khoảng xanh trong nhà cũng giúp tinh thần con người trở nên thoải mái, dễ chịu hơn.
Đúng như tên gọi, cây vạn lộc là biểu tượng của tài lộc, đem đến những điều may mắn trên đường công danh, sự nghiệp. Theo ông cha ta ngày xưa thì từ lộc ứng với tài lộc nên cây đem đến sự thịnh vượng, tiền tài, phát lộc. Bởi vậy, người ta thường tặng cây vạn lộc cho đối tác, người thân như thay lời chúc vạn sự như ý, tấn tài tấn lộc vào những dịp lễ tết, tân gia, thăng quan tiến chức.
Không những thế, đây còn là loại cây cảnh hoàn hảo cho việc bài trí không gian sống cũng như làm việc của bạn thêm tinh tế và tràn đầy cảm hứng. Đối với cây vạn lộc để bàn, trang trí nhà cửa, bạn có thể lựa chọn trồng theo hai hình thức là: cây vạn lộc thủy sinh hoặc cây vạn lộc trồng chậu, đều đem lại giá trị thẩm mỹ cao.
3. Cây vạn lộc hợp mệnh gì? Cây vạn lộc hợp tuổi nào?
Để trả lời cho câu hỏi “cây vạn lộc hợp tuổi gì, mệnh nào”, chúng ta hãy cùng xem xét đến sự tương đồng trong màu sắc với cung mệnh của mỗi người. Với sắc đỏ hồng nổi bật, các chuyên gia đánh giá cây vạn lộc và cây phú quý có sự tương đồng với nhau, đều phù hợp với người thuộc mệnh Hỏa. Ngoài ra, để phát huy tối đa ý nghĩa phong thủy, người mệnh Thổ cũng có thể đặt cây này trên bàn làm việc hoặc phòng khách, đều tốt.
4. Cách chăm sóc cây vạn lộc
– Ánh sáng: Cây vạn lộc ưa ánh sáng nhẹ, do đó cây thích hợp để cạnh cửa sổ, trưng bày trong nhà, nơi ít ánh sáng, kể cả trong môi trường máy lạnh. Tuy nhiên ít nhất 1 tuần, bạn nên mang cây ra ngoài ánh sáng tự nhiên, đây là một cách để hạn chế và tiêu diệt các vi khuẩn gây hại cho cây. Lưu ý là không nên phơi cây ra ngoài ánh nắng buổi trưa.
– Đất: Cây vạn lộc thuộc giống cây dễ chăm sóc nên chúng mang khả năng thích nghi với nhiều loại đất khác nhau. Nhưng để kể tên loại đất phù hợp nhất thì chúng tôi sẽ đề cử đất có pha sơ dừa, tro, chấu. Tuy nhiên không nên cho quá nhiều sơ dừa vì trong sơ dừa có nhiều nắm mốc chưa được khử rất dễ gây bệnh cho cây vạn lộc.
– Nước: Nếu để cây vạn lộc trong văn phòng, hãy tưới 2 lần/tuần. Trong trường hợp bạn bố trí chúng ngoài trời thì đảm bảo tưới nước 3 lần/tuần là đủ. Lưu ý mỗi lần nên tưới ẩm đất vì cây cũng khá ưa nước.
– Nhân giống: Vạn lộc có thể nhân giống bằng cách tách chồ bằng cách tách cây con ra khỏi bụi rồi đem gieo trồng trong điều kiện mát mẻ, độ ẩm tốt.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/cach-trong-va-cham-soc-cay-van-loc-giup-thang-tien-cong-danh-su-nghiep-d247210.html” alt_src=”” name=””]