( Yeni ) – Người bị bệnh thận, có chỉ số cholesterol cao, mắc bệnh tim… không nên ăn các loại thịt đỏ.
Thịt đỏ bao gồm thịt bò, lợn, cừu, bê, dê… chứa nhiều vitamin, chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa. Thịt bò chứa vitamin B3, B6, B12, sắt, kẽm…
Tuy nhiên, ăn nhiều thịt đỏ cũng có những tác động xấu tới sức khỏe. Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Roxana Ehsani cho biết: “Ăn thịt đỏ thường xuyên có liên quan đến cholesterol cao và huyết áp cao, có thể dẫn đến bệnh tim và làm tăng nguy cơ phát triển một số loại ung thư”.
Một số nghiên cứu còn phát hiện ăn nhiều thịt đỏ làm tăng khả năng phát triển bệnh tiểu đường, thậm chí giảm tuổi thọ của một người.
Thịt đỏ gây ra các tác hại như thế nào còn phụ thuộc vào cách chế biến. “Bạn nướng thịt bị cháy dễ khiến thịt sinh ra chất có hại, gây ung thư”, chuyên gia Ehsani nói.
Ngoài ra, nhiều loại thịt đỏ cũng được chế biến sẵn nên người dùng dễ hấp thụ quá nhiều muối. Một số loại thịt đỏ như xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội chứa lượng muối lớn, có thể làm tăng huyết áp.
Đối với một số người, thịt đỏ có thể có tác động nghiêm trọng hơn. Dưới đây là những người không nên ăn thịt đỏ:
Người có cholesterol cao
Chuyên gia Ehsani khuyến cáo: “Những người có chỉ số cholesterol cao không nên ăn bít tết hoặc bánh hamburger hàng ngày. Nếu bạn đã có cholesterol cao, việc tiêu thụ thịt đỏ sẽ thúc đẩy chỉ số này gia tăng, làm tình hình xấu hơn”.
Đối với những người có cholesterol cao, tốt nhất chỉ nên ăn thịt đỏ khoảng 1-2 lần một tháng và cố gắng chọn phần thịt nạc.
Người bị bệnh tim
Người bị bệnh tim có thể đã tích tụ nhiều mảng bám trong động mạch, nên áp dụng chế độ ăn ít chất béo không có lợi. Mảng bám tích tụ gia tăng có thể dẫn đến các tình huống nguy hiểm.
Nếu bạn có một số yếu tố nguy cơ của bệnh tim như huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường, béo phì, bạn nên thận trọng hơn với việc ăn thịt đỏ thường xuyên.
Những người mắc các tình trạng trên có khuynh hướng mắc bệnh tim và các bệnh khác. Tốt nhất những người này nên hạn chế ăn thịt đỏ càng nhiều càng tốt, chuyển sang chọn phần protein nạc như ức gà, cá, đậu.
Người bị bệnh thận giai đoạn muộn (không phải chạy thận nhân tạo)
Chế độ ăn giàu protein khi thận của bạn không hoạt động tốt có thể gây hại nhiều hơn là có lợi. Bạn có thể cần giảm 0,6-0,8 g protein cho mỗi kg cân nặng tùy thuộc vào chức năng thận hiện tại. Nếu đang bị bệnh thận, bạn hãy đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để tham khảo chế độ ăn phù hợp.
[yeni-source src=”https://xevathethao.vn/uncategorized/thit-lon-bo-ai-cung-an-duoc-nhung-rieng-5-kieu-nguoi-nay-nen-kieng-khong-nhap-vien-cung-co-the-mat-mang.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/thit-lon-bo-ai-cung-an-duoc-nhung-rieng-5-kieu-nguoi-nay-nen-kieng-khong-nhap-vien-cung-co-the-mat-mang-d337180.html” name=”Xe và Thể thao”]