Bếp là nơi nấu nướng, chế biến đồ ăn thức uống. Phòng ăn là nơi mọi người tụ tập ăn uống thường ngày. Cả hai nơi này không thể coi thường, nhưng vì nhà cửa chật chội nên nhiều nhà bố trí phòng ăn liền nhà bếp, ở trong bếp – trong quan niệm phong thủy, việc này có nguy hại gì hay không?
Lợi ích của phòng ăn liền nhà bếp
Ngày nay trong các gia đình phòng ăn và nhà bếp hay bố trí liền kề nhau để thuận cho người nấu nướng dọn bữa ăn, tiện phục vụ mọi người, tạo môi trường ăn uống tốt lành, phù hợp. Giải pháp “hai trong một” đặt phòng ăn liền nhà bếp thường được nhiều gia đình áp dụng.
Nhà có phòng ăn độc lập là tốt nhất. Ảnh minh họa.
Đặt bồn rửa cạnh bếp nấu có phải là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều tai hoạ, xui rủi hay không?
Cách đơn giản đặt bếp gas, bếp từ đúng phong thủy để không bị suy tài lộc, sức khỏe…
Theo tập quán truyền thống thì bàn ăn không nên kê ngay trong nhà bếp, bởi nồng nặc mùi khói dầu mỡ, nóng nực và ẩm thấp, người ngồi ăn không được thoải mái.
Phong thủy truyền thống cho rằng, vị trí của phòng ăn nên bố trí ở mé Đông, Đông Nam của ngôi nhà là hợp nhất vì ở vị trí này buổi sớm mặt trời nhô lên mang đến nhiều năng lượng tràn đầy sức sống. Phòng ăn ở đây luôn đón được nhiều nắng và ánh sáng, do vậy nên tốt cho sức khỏe.
Tủ lạnh thường đặt trong gian bếp, tuy nhiên cũng nhiều khi đặt ngay trong phòng ăn. Nếu tủ lạnh đặt trong phòng ăn, tốt nhất là đặt mở quay hướng Bắc (chớ nên quay hướng Nam) vì có thể nạp khí lạnh từ phương Bắc tới, đồng thời tránh được sự cố dẫn tới do thuỷ hoả bất dung (nước lửa kị nhau).
Điểm quan trọng là giữ cho phòng ăn, bàn ăn và dụng cụ ăn uống luôn sạch sẽ (sạch nhà thì mát, sạch bát ngon cơm) để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời tạo nên không khí ấm cúng, thoải mái vui vẻ trong bữa ăn, giúp tiêu hoá tốt.
Bên cạnh đó, quan điểm phong thủy cho rằng việc bố trí phòng ăn không đúng phong thủy sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đến sinh khí ngôi nhà, ảnh hưởng đến tài vận của gia chủ và khiến khó giữ được tiền của.
Lưu ý phong thủy khi thiết kế phòng ăn liền với nhà bếp
– Phòng ăn nên đặt nơi trung tâm lòng nhà ở, nhưng không đối diện với cửa trước hoặc cửa sau.
– Phòng ăn tuyệt đối không đặt ngay phía dưới vị trí phòng vệ sinh của tầng gác trên (vì ảnh hưởng tới tâm lý người ngồi ăn phía dưới, chưa kể có thể rò rỉ nước bẩn từ trên xuống). Nếu không tránh được, thì tốt nhất là đặt phòng ăn trên tầng gác.
Theo phong thủy, nếu nhà bếp là nơi nấu nướng không ngăn nắp sẽ khiến cho không gian phòng ăn trở nên mất mỹ quan, vừa rối rắm khi thao tác nấu nướng, vừa ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn.
Cũng không nên bố trí phòng ăn ở vị trí gần cửa ra vào. Để tạo được bữa ăn ngon, giúp cho sự tiêu hóa tốt, cần phải có sự yên tĩnh tương đối. Phong thủy quan niệm vị trí phòng ăn nằm ở gần cửa ra vào sẽ khiến cho sức khỏe, tiền bạc đến rồi lại đi, khó giữ được. Trong khi ăn uống còn dễ bị ảnh hưởng của những tác động bên ngoài, gây ức chế về tâm lý và cả sinh lý, cản trở việc tiết dịch vị, làm cho bữa ăn mất ngon, căng thẳng, sự tiêu hóa cũng bị cản trở…
Phòng ăn nên đặt giữa phòng khách và gian bếp, ngay nơi trung tâm của lòng nhà ở, như vậy khách sang dùng bữa rất tiện lợi. Ảnh minh họa.
Nếu buộc phải bố trí phòng ăn cạnh lối đi lại thì hãy treo một tấm mành thưa (bằng dải hạt chẳng hạn…) để ngăn tầm mắt của người ngoài nhìn vào, hạn chế bớt ảnh hưởng của những tác động bên ngoài. Còn người trong phòng ăn vẫn quan sát được bên ngoài.
Hoặc có thể treo một quả cầu thủy tinh để thay thế cho tấm rèm.
Ngoài ra cần chú ý:
Không nên cùng trổ cửa sổ hai mặt tường đối diện của phòng ăn, vì làm mùi vị thơm ngon trong phòng ăn bay đi hết. “Gió vào nhà trống” sẽ làm tứ tán “nhân khí”, không có lợi cho sức khoẻ.
Không nên dùng căn phòng có tường ngăn cách với nhà vệ sinh làm phòng ăn. Nếu không tránh được thì bàn ăn phải kê thật xa tường ngăn.
Sắp xếp chỗ ngồi
Người ngồi ăn cũng không kém phần quan trọng, bởi “ăn trông nồi, ngồi trong hướng”.
– Chỗ ngồi của người chủ gia đình phải ở vị trí quay mặt ra cửa; khi có khách ăn thì vị trí này phải được dành cho một vị khách danh dự.
– Khi người chủ gia đình hoặc người khách danh dự ngồi ở vị trí đối diện với cửa ra vào sẽ giúp người ta quan sát được những diễn biến bên ngoài, tránh không bị động, “giật mình” khi có người đột ngột bước vào giữa bữa ăn.
Ngoài ra cần lưu ý:
Nếu phòng ăn chật hẹp, chỉ có một cửa ra vào, không có cửa sổ nào khác thì nên treo gương ở cả bốn mặt tường. Gương chiếu tượng trưng cho sự tăng thêm bát đĩa cũng như của cải – nhưng cần lưu ý đó là phải là một phòng ăn độc lập.
Nhà có 1 phòng ăn độc lập, rộng, thông thoáng là tốt nhất. Nếu phòng ăn được đặt liền bếp thì tốt nhất là không nên lắp gương kính, để tránh bị tai nạn ngoài ý, hoặc hỏa hoạn.
Nên đặt phòng ăn theo hướng Đông Nam để nhận được đầy đủ ánh sáng mặt trời, mang lại cảm giác ngon miệng cho mọi người.
Ngoài ra cần thường xuyên mở cửa sổ (nhưng hạn chế mở cửa chính của nhà bếp), đặc biệt khi nấu ăn để thể giảm bớt những ảnh hưởng bất lợi đến sinh khí ngôi nhà.
Kiêng kỵ phong thủy phòng ăn liền với bếp:
Nếu buộc phải bài trí phòng ăn liền với bếp, phải chú ý đến việc có phù hợp với các nguyên tắc phong thủy hay không:
– Cửa phòng ăn không nên đặt đối diện với cửa chính, cửa phòng ngủ, nhà vệ sinh.
– Phòng ăn và nhà bếp không nên xây cao hơn sàn phòng khách và phòng ngủ.
– Bên trên bếp lò không nên có xà ngang.
– Một bên bếp dựa tường là tốt nhất.
– Bếp lò không nên đối diện với tủ lạnh hoặc bồn rửa.
[yeni-source src=”https://giadinh.net.vn/phong-an-gan-cho-nay-trong-nha-khien-suc-khoe-tien-bac-den-roi-di-rat-kho-giu-172211104172016581.htm” alt_src=”” name=””]