( Yeni ) – Ngoài những thứ bắt buộc phải có trên bàn thờ, từ xưa, nhiều gia đình còn đặt thêm 1 ít tỏi lên với ý nghĩa gọi may mắn vào nhà. Vậy nến đặt tỏi theo cách nào đúng phong thủy?
Bàn thờ Thần Tài (ông địa) đã không còn quá xa lạ với các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ kinh doanh. Họ thường có một bàn thờ Thần Tài đặt ở dưới đất, đặt ở vị trí hướng thẳng ra phía cửa nhà. Ngoài cách đặt bàn thờ cho đúng cách thì các đồ thờ cúng trên bàn thờ rất đáng được chú trọng. Ngoài những thứ bắt buộc phải có trên bàn thờ, từ xưa, nhiều gia đình còn đặt thêm 1 ít tỏi lên với ý nghĩa gọi may mắn vào nhà.
1. Tác dụng của việc đặt tỏi trên bàn thời Thần Tài
Nhiều gia đình tuy đã lập bàn thờ Thần Tài từ lâu nhưng lại không biết tác dụng của việc đặt tỏi lên bàn thờ. Theo ông bà ta, khi cúng, tốt nhất là gia chủ nên kèm theo 1 đĩa tỏi gồm 5 củ tươi nguyên, đẹp mắt, hoặc thậm chí cho cả bó tỏi cũng được. Phong thủy cho rằng nên bày tỏi để có 2 vị thần dễ dàng bài trừ “các đạo chích vong binh” ám muội. Giúp đường tài vận của gia đình được hanh thông, gia đạo bình an hơn. Tỏi luôn là một thứ có thể chống ma tà bởi lẽ theo quan niệm người xưa thì ma tà rất sợ tỏi, sợ mùi tỏi, giúp cho tâm bạn được thanh tĩnh yên tâm với mọi việc. Do đó khi thờ cúng bàn thờ thần tài ông địa bạn nên bày biện nhánh tỏi trên bàn thờ. Tỏi giúp mang lại sự hưng thịnh đầy đủ ấm no cho gia đình bạn, cho công cuộc làm ăn ngày càng phát đạt, doanh thu và lợi nhuận đều tăng lên.
2. Cách bày trí củ tỏi trên bàn thờ
Thần Tài Bày trí trên bàn thờ ông địa là một việc hết sức quan trọng. Nếu không bày trí đúng cách không những không mang lại tài lộc mà còn đem đến những xui xẻo cho gia chủ. Củ tỏi trên bàn thờ ông địa nên được bày chính giữa 2 vị thần tài – thổ địa bàn thờ. Bạn có thể bày 5 củ hoặc 1 bó đặt trên 1 chiếc đĩa sạch. Trước khi bày, phải kiểm tra kỹ tỏi để tránh bày những củ tỏi hư hỏng, khô héo làm giảm đi khí vận, mất đi sự yên tĩnh. Ngoài ra, bàn thờ Thần Tài – Ông Địa còn có trưng thêm Ông Cóc (Thiềm Thừ) để bên trái. Lưu ý là sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào trong với mong muốn tiền của không bị trôi đi. Ngoài cùng trên mặt đất, các bạn nên chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước. Đây là một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi.
3. Những lưu ý khi bày bàn thờ ông địa
+ Nhớ rửa Thần Tài bằng nước lá bưởi cho sạch trước khi đặt lên bàn thờ.
+ Giữ Thần Tài sạch sẽ bằng cách lau rửa thường xuyên. Lau bàn thờ bằng nước hoa bưởi vào ngày mùng mười tháng Giêng, ngày 14 âm lịch và ngày cuối tháng. Khăn tắm cho thần
Tài và khăn lau bàn tờ phải sạch sẽ và không được dùng vào việc khác. Không gian trước mặt bàn thờ phải đảm bảo sạch sẽ, quang đãng, tránh vết nhơ bẩn.
+ Nên lựa chọn hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền để cúng Thần Tài. Trái cây nên chọn ngũ quả.
+ Nên chọn loại nhang giữ được tàn để có bát nhang đẹp và tụ khí tốt. Nên đốt nhang cho Thần Tài vào buổi sáng sớm trước khi mở hàng và buổi tối.
+ Không nên đặt bàn thờ Thần Tài phía dưới hoặc bên cạnh bàn thờ tổ tiên.
+ Bộ đồ sứ thờ Thần Tài không được xung khắc với bản mệnh của gia chủ.
+ Lộc cúng chỉ cho người trong nhà mà không được mang cho người ngoài.
+ Khi mới lập bàn thờ Thần Tài nên thắp nhang liên tục trong vòng 100 ngày để bàn thờ tụ khí. Trong 100 ngày đó, mỗi sáng chỉ cần thay nước và thắp một nén nhang
[yeni-source src=”https://xevathethao.vn/uncategorized/dat-toi-len-ban-tho-than-tai-theo-cach-nay-chieu-tai-don-loc-diem-du-hoa-lanh-tien-bac-do-ve-tiu-tit.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/dat-toi-len-ban-tho-than-tai-theo-cach-nay-chieu-tai-don-loc-diem-du-hoa-lanh-tien-bac-do-ve-tiu-tit-d341883.html” name=”Xe và Thể thao”]