( Yeni ) – Trứng là một trong những nguồn thực phẩm vô cùng giàu dinh dưỡng và đem lại nhều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, chỉ vì thói quen ăn trứng này lại là nguyên nhân lớn dẫn tới dậy thì sớm ở trẻ, kìm hãm sự phát triển chiều cao và hàng loạt các hệ quả khác.
Một loại thực phẩm rất thường thấy có sẵn trong tủ lạnh của nhiều gia đình đó là trứng. Nguyên nhân một phần là vì chúng là một trong những thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và một phần cũng vì đây là món ăn được rất nhiều đứa trẻ. Tuy nhiên, không vì vậy mà cha mẹ có thể cho trẻ nhỏ ăn trứng gà quá nhiều vì điều này có thể gây nên tình trạng dậy thì sớm ở trẻ nhỏ, làm hạn chế khả năng phát triển chiều cao.
Theo bác sĩ Mao Li – trưởng khoa Nội tiết, bệnh viện Nhân dân thành phố Hoài An, Trung Quốc cho biết, việc ăn trứng gà không phải là nguyên nhân chính gây ra tình trạng dậy thì sớm ở trẻ. Mà nguyên nhân trực tiếp đó là việc tiêu thụ quá nhiều và liên tục các thực phầm giàu đạm như trứng gà, khiến cho cơ thể trẻ bị quá tải, gây nên các gánh nặng cho gan và thận, ảnh hưởng đến nội tiết và cuối cùng là kích thích trẻ dậy thì sớm.
Vậy cha mẹ nên cho trẻ ăn như thế nào là đủ cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà không gây nên tình trạng dậy thì sớm ở trẻ. Theo các chuyên gia cho biết, việc ăn trứng với liều lượng như thế nào còn tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Cụ thể:
– Với trẻ từ 6 – 7 tháng tuổi: Con chỉ nên ăn một nửa lòng trứng gà trong mỗi bữa, ăn từ 2 – 3 lần/tuần.
– Với trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi: Ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3 – 4 bữa/tuần.
– Đối với trẻ từ 1 – 2 tuổi: Cha mẹ có thể cho con ăn từ 3 – 4 quả trứng/tuần, ăn cả lòng trắng.
– Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên, nếu bé thích trứng có thể cho ăn tối đa 1 quả trong ngày.
Những tác hại khi ăn quá nhiều trứng gà:
Ngoài gây nên tình trạng dậy thì sớm ở trẻ, việc ăn quá nhiều trứng còn gây nên rất nhiều những tác hại khác cho sức khỏe như:
1. Mức cholesterol tăng vọt
Trong một quả trứng gà có chứa 186 miligam cholesterol, trong khi đó mức khuyến nghị cholesterol cho 1 người lớn là 300 miligam/ngày. Nên nếu bạn chỉ cần ăn hai quả trứng đã vượt quá hàm lượng cần thiết cho cơ thể, không tính bạn có thể ăn nhiều hơn, dẫn đến mức cholesterol tăng vọt.
2. Làm hại tim mạch
Các chuyên gia về sức khỏe luôn đưa ra lời khuyên rằng, bạn nên hạn chế ăn lòng đỏ trứng khi xuất hiện nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và ngừng tiêu thụ lòng đỏ trứng sau khi bị đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.
3. Gây đầy hơi
Việc ăn quá nhiều trứng có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi hay đau bụng. Và điều này còn trở thành nỗi “ám ảnh” nếu bạn là người bị dị ứng với trứng.
4. Ảnh hưởng đến lượng đường trong máu
Trong trứng có chứa các chất béo tự nhên, khi bạn tiêu thụ quá nhiều có thể gây nên những ảnh hưởng rất lớn đến lượng đường trong máu. Chúng có thể làm tăng nguy cơ kháng insulin, đồng nghĩa với việc lượng đường trong máu của bạn không được sử dụng để tạo năng lượng như bình thường. Và kết quả là, tuyến tụy của bạn sẽ tạo ra nhiều insulin hơn và lượng đường trong máu tăng lên.
Theo Healthline – trang web chăm sóc sức khỏe nổi tiếng thế giới của mĩ cho rằng, ăn tối đa ba quả trứng mỗi ngày là đủ để gặt hái những lợi ích sức khỏe từ trứng, chẳng hạn như axit béo omega-3 và protein mà không gặp phải tác dụng phụ gây nguy hiểm khi ăn quá nhiều trứng.
[yeni-source src=”https://xevathethao.vn/uncategorized/1-kieu-an-trung-ga-khien-tre-day-thi-som-kim-ham-su-phat-trien-chieu-cao.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/1-kieu-an-trung-ga-khien-tre-day-thi-som-kim-ham-su-phat-trien-chieu-cao-d337521.html” name=”Xe và Thể thao”]