Những phần tro này sẽ được tái sử dụng như một loại phân bón hữu cơ, giúp các loại rau củ, cây xanh trong gia đình có thêm nguồn khoáng chất.
Hiện nay, nhu cầu trồng cây xanh tại các hộ gia đình các rất phổ biến. Thế nhưng, không nhiều người biết tro bếp và tro trấu là gì và cách tận dụng những công dụng của tro vào việc tự trồng cây.
Có thể hiểu rằng, tro bếp là những phần tro màu trắng xám, sót lại sau quá trình chúng ta nấu nướng, đun đốt bằng than, củi, rơm rạ… Những phần tro này sẽ được tái sử dụng như một loại phân bón hữu cơ, giúp các loại rau củ, cây xanh trong gia đình có thêm nguồn khoáng chất bổ sung.
Còn tro trấu là lớp vỏ của hạt gạo, được bỏ đi khi chế gạo. Lớp trấu này được sử dụng nhiều trong cuộc sống như dùng để ủ, dùng để nấu nướng hoặc có thể dùng làm trứng muối. Ngoài ra, tro trấu còn được ứng dụng trong nông nghiệp như một loại phân hữu cơ. Người ta đốt vỏ trấu, lớp sau cùng có được là tro còn gọi là tro trấu.
1. Sử dụng tro bếp làm phân bón cho cây trồng
Trái với suy nghĩ thông thường rằng tro sau khi đốt xong là một độn bụi vô năng cần bỏ đi, nó mang nhiều khoáng chất hơn chúng ta tưởng. Hợp chất có nhiều nhất trong tro bếp là Nitơ, bên cạnh đó nó còn chứa rất nhiều loại khoáng chất khác cần thiết trong quá trình sinh trưởng của cây như Kali, Canxi, Magie, Sắt, Magie, Photpho,… Thay vì sử dụng các loại phân bón hóa học như phân Kali, phân Photpho, phân Kali Sunfat, cứ mỗi một mét vuông đất trồng, ta có thể dùng khoảng 100 gram tro bếp để làm phân bón.
Tuy tro bếp cung cấp hàm lượng khoáng chất tương đối giàu có cho cây trồng, thế nhưng ta không nên quá lạm dụng loại phân bón hữu cơ tự nhiên này. Bởi tính kiềm ở trong tro bếp tương đối cao, điều này có thể làm giảm khả năng sinh sản và sự tồn tại của một số loài vật có ích cho quá trình phát triển cây như giun đất. Thế nên khi dùng tro bếp nếu như lo sợ việc rải tro không đều trên nền đất, chúng ta có thể pha 100gr tro bếp vào một xô nước rồi tưới đều lên cây trồng.
Bên cạnh đó, nếu có thể, chúng ta nên sử dụng loại tro bếp được thu từ rơm rạ bị đốt cháy hơn là tro từ củi gỗ hay than củi. Bởi trong tro bếp thu từ rơm rạ lượng khoáng chất giàu mạnh hơn hẳn, giúp cây trồng nhận được nguồn khoáng chất đa dạng và phong phú hơn.
Cũng chính nhờ tính kiềm mà tro bếp tạo ra trong môi trường nền đất và trên cây trồng, các loại sâu bệnh sẽ khó có khả năng sinh sản và tồn tại trên cây trồng của gia đình chúng ta. Thế nên, dẫu không mang công năng chống sâu bệnh phá hoại, nhưng vô hình chung tính kiềm từ tro bếp khiến cho cây trồng thoát khỏi nguy cơ bị sâu bệnh tấn công, mang lại hiệu quả trồng trọt cao.
Hơn nữa, khi tưới tro bếp trực tiếp lên cây trồng, lá cây sẽ trở nên cứng cáp và khỏe mạnh hơn trông thấy. Do đó các loại nấm hại hoặc sâu rệp sẽ khó lòng ăn phá và sinh sống trên cây trồng nhà chúng ta. Cây cối cũng sẽ mọc đều và cho ra năng suất thu hoạch cao hơn.
2. Tác dụng của tro trấu để trông cây
Vỏ trấu: Vỏ trấu tươi gần như không có công dụng khi làm phân bón cho cây trồng vì cây không hấp thụ được. Vỏ trấu ủ hoai mục chứa nhiều dinh dưỡng chủ yếu là đạm nên rất tốt cho cây.
Trấu hun: Là trấu được đốt trong điều kiện thiếu oxy, sau quá trình này trấu sẽ sạch mầm bệnh. Trấu sau khi được hun có chứa các dưỡng chất quan trọng như: kali và carbonhydrat. Ngoài ra còn có các thành phần khác như: Lignin 25-30%, Xenlulo 26-35%, Hemi – xenlulo 18-22%, SiO2 20%…
Cũng như tro bếp, tro trấu có tác dụng làm tơi xốp đất do có khả năng kích thích những sinh trùng có lợi trong gieo trồng như giun. Bên cạnh đó, tro trấu còn có tác dụng phòng trừ sâu bệnh. Dù không trực tiếp tiêu diệt mầm sâu bệnh, nhưng tro trấu giúp hạn chế phần nào sâu bệnh, giúp lá dày và cứng cáp hơn.
Đặc biệt khi kết hợp tro trấu với xơ dừa sẽ tạo nên một hợp chất tốt cho cây. Hợp chất này không chỉ giúp đất tơi xốp mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất được diễn ra hiệu quả hơn.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/2-loai-tro-nay-la-than-duoc-doi-voi-cay-cho-mot-it-vao-goc-lon-nhanh-nhu-thoi-d298685.html” alt_src=”” name=””]