Sở hữu khả năng thiên phú về nghệ thuật, mảnh đất hoang tàn trở thành nơi để ba chàng trai thỏa sức sáng tạo.
Sau khi lựa chọn sống ở vùng nông thôn, ba chàng trai hiện đang sống còn tốt hơn biết bao người.
Thật ra, chỉ cần bỏ công sức và biết phấn đấu cho lý tưởng, một căn nhà đổ nát cũng có thể trở thành vườn hoa ngát hương…
Ba thanh niên “lên núi ở ẩn”
“Đều do họ tự lên ý tưởng hả? Không thể tin được!”.
Không ít cư dân mạng xem những đoạn clip của kênh tài khoản “Dã cư thanh niên” (tạm dịch: Những chàng trai trẻ sống ở nơi hoang dã) không khỏi trầm trồ cảm thán.
Bức tường như tác phẩm nghệ thuật.
Hồ cá nhỏ tự xây, những chiếc ly được thiết kế đầy nghệ thuật, mang đậm phong cách thiên nhiên mát rượi.
Sân vườn được bày biện như khu resort.
“Đây là căn biệt thự của đại gia hả?”. Đây chính là câu nghi vấn của nhiều người khi nhìn thấy nơi ở đầy ý thơ trữ tình dưới bàn tay sáng tạo của ba chàng trai trẻ.
Cả mảnh đất này được ba chàng trai thuê lại, giá thuê không hề cao như chúng ta vẫn tưởng, vì vốn dĩ nơi đây là căn nhà hoang tàn như đống đổ nát.
Nhìn thấy mảnh đất tồi tàn như vậy, ai lại muốn thuê?
“Dã cư thanh niên” đã san bằng đống đổ nát, khiến một nơi tưởng chừng không có sức sống được hồi sinh một lần nữa.
Biến những chiếc lu nước bình thường thành hồ cá xinh đẹp. Bà chủ đất cười, nói với người bạn đứng bên cạnh: “Chúng nó tự làm hết đấy. Tài nhỉ!”.
Song, ban đầu, “Dã cư thanh niên” không được gia đình, bạn bè và cư dân mạng ủng hộ.
4 năm trôi qua, ba chàng trai không những sở hữu cuộc sống thôn trang yên bình, mà còn tự nuôi sống bản thân bằng công sức lao động đầy sáng tạo.
Đi ngược lại dòng chảy xã hội
Phì Viên, Điền Điền, Dương Khí (nickname), cái duyên để ba chàng trai này đồng hành cùng nhau thật sự vô cùng bình thường. Họ học chung cấp 3, sau đó cùng thi đậu một trường đại học.
Nếu như bạn hỏi cả ba có điểm chung gì, vậy thì đó chính là vô tư, thích tự do, thích sải cánh tung bay khắp nơi. Nhiều người hỏi rằng: “Các cậu có thấy mình là người thú vị không?”.
Cả ba cùng trả lời: “Không những thú vị, mà còn đẹp trai, nói chuyện vui vẻ”.
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành hội họa, bạn bè ai cũng bận bịu đi phỏng vấn xin việc, song ba chàng trai này đã đi ngược lại dòng chảy của xã hội, điều mà ai cũng làm theo như quán tính.
Ba chàng trai đều lớn lên ở vùng nông thôn, quen với cuộc sống tự do và hòa hợp với thiên nhiên, cho dù khổ đến mấy cũng không muốn làm công việc “9 giờ đi làm, 5 giờ tan ca”.
“Muốn tìm một nơi không bị người làm phiền, chuyên tâm vẽ vời, như vậy mới tiến bộ nhanh hơn”. Lý do này thốt ra khiến ai cũng cảm thấy thật ấu trĩ.
Mượn chiếc xe van đời cũ của họ hàng, cùng với lòng nhiệt huyết bùng nổ tìm đến mảnh đất đổ nát và thuê lại với giá 800 NDT/năm (hơn 2,7 triệu đồng).
“Lúc đó, chúng tôi rất ngu ngốc, cái gì cũng không biết. Ngay cả bật đèn xe cũng không rành, mới thi lấy bằng lái nên kỹ năng không được tốt”.
Căn nhà hoang tàn đã lâu không có người ở, ngay cả ống nước cũng “biệt tăm”.
Vách tường xác xơ như thể chỉ cần một cơn mưa lớn cũng có thể làm thủng. Cảnh tượng trong nhà càng khiến người ta nổi da gà hơn.
Song, đã quyết định sống như vậy thì than thở là chuyện thừa thãi. Thế là ba chàng trai đã cầm cuốc lên, làm sạch cỏ dại mọc um tùm trong sân.
Tự xây lại bếp lò, Dương Khí chiên vài quả trứng, cho vào bát mì để cả ba cùng lót bụng.
Bếp đỏ lửa cũng xem như căn nhà có chút hơi ấm. Mặc dù người xung quanh đều cảm thấy ba chàng trai sẽ không chịu đựng được lâu mà trở về thành phố, nhưng sự thật đã khiến họ thật vọng.
Bất chấp miệng đời, theo đuổi cuộc sống điền viên
Mới tốt nghiệp, cũng không phải xuất thân trong gia đình giàu có, nhưng vẫn muốn theo đuổi ước mơ, ngoài nhiệt huyết tràn trề thì tiết kiệm là chuyện bắt buộc phải làm.
Khi mới bắt đầu sống ở vùng núi nông thôn, “Dã cư thanh niên” đã tiết kiệm hết mức có thể, ngày cả bắt ăn cơm cũng tự chế.
Đèn chùm được sáng tạo từ những đoạn trúc xanh gần nhà. Cây gỗ sau vườn được cưa nhỏ, mài nhẵn trở thành bộ trà cụ.
Trong mắt người dân địa phương, ba chàng trai là những kẻ ăn không ngồi rồi, suốt ngày cứ ở trong nhà đục đục khoét khoét.
Có lần cả ba ra ngoài mua đồ, trong nhà đã bị người lạ mặt phá hoại: Cây con mới trồng bị chặt gãy, rau xanh trong vườn trở thành thức ăn cho dê, vòi nước chảy xối xả, nay cả bếp lò cũng bị đập vỡ không thương tiếc…
Đây xem là thử thách đầu tiên của “Dã cư thanh niên”. Phì Viên tức đến mức đạp đổ bếp lò vốn đã không lành lặn.
Sự việc lần đó đã giúp cả ba ý thức được căn nhà của mình chưa được an toàn. Thế là họ xuống núi mua lại chiếc cổng sắt lớn, dựng những tấm tôn làm tường.
Sở hữu khả năng thiên phú về nghệ thuật, mảnh đất hoang tàn trở thành nơi để ba chàng trai thỏa sức sáng tạo.
Dựng thêm giàn nho, trồng dây leo, nơi đây đã trở thành khu nghỉ mát thiên nhiên, rảnh rỗi uống vài tách trà, tiện tay hái quả nho tươi thưởng thức.
Dựng thêm cái chòi mát, có chiếc xích đu, thế là có thể trải nghiệm thú vui như những đứa trẻ.
Ngoài việc xây nhà, “Dã cư thanh niên” còn thích diễn những vở phim tự nghĩ ra kịch bản, quay lại rồi đăng lên mạng xã hội.
Cuộc sống của họ được ghi lại dưới ống kính, vô tình thu hút hàng triệu lượt theo dõi, được truyền thông địa phương đưa tin.
Phóng viên hỏi: “Các cậu định sống ở đây cho đến khi nào?”.
Cả ba trả lời: “Ở đến khi nào không muốn ở nữa thì thôi”.
4 năm trôi qua “Dã cư thanh niên” đã tìm về thêm nhiều đồng đội. Họ cùng nhau xây những khu nhà tập thể, homestay để nhiều người có cơ hội trải nghiệp cuộc sống điền viên, thôn trang yên bình.
Dương Khí nói: “Nhiều người có thể vì bất mãn với hiện thực nên mới lên núi. Nhưng có lẽ sau khi lên núi, họ sẽ phát hiện cuộc sống ở đây càng khổ hơn gần nghìn lần so với hiện thực ngoài kia”.
Thế nhưng khi có người quyết định làm chuyện khác biệt, họ không đáng bị mỉa mai, châm biếm. Vì ít nhất, họ đã thử theo đuổi giấc mơ của mình.
Nguồn: Zhihu
[yeni-source src=”” alt_src=”https://kenh14.vn/3-chang-trai-tot-nghiep-khong-di-lam-len-nui-bien-can-nha-hoang-tan-thanh-dien-vien-nghi-duong-20220831200432411.chn” name=””]