( Yeni ) – Trong quá trình phát triển của trẻ, không ít những trẻ xuất hiện một số tật về phát triển vận động. Dưới đây là 3 loại tật vận động thường thấy, cha mẹ nên nắm rõ để có thể phát hiện sớm và có cách điều trị phù hợp.
1. Tật bàn chân bẹt
Bàn chân bẹt là tình trạng mặt lòng bàn chân bằng phẳng, không bị lõm một chút nào. Tuy nhiên cha mẹ nên quan sát và tìm hiểu kỹ để không bị nhầm lẫn với những đứa trẻ có thân hình bụ bẫm. Theo nghiên cứu cho thấy, hầu hết những đứa trẻ sau ngay từ khi sinh ra thì đều không có vòm bàn chân, nguyên nhân là do do mỡ dưới da gan chân trẻ sơ sinh thường nhiều hơn người lớn và mô liên kết còn lỏng lẻo hơn.
Sau này, trong quá trình lớn lên, đi lại, chạy nhảy và sinh hoạt hàng ngày thì vòm bàn chân sẽ dần được hình thành. Nhưng nếu đến khoảng 5 – 6 tuổi, cha mẹ vẫn thấy vòm bàn chân của con vẫn chưa được hình thành thì có thể trẻ bị tật bàn chân bẹt.
Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ và mang tính chính xác hoàn chỉnh, tuy nhiên rất nhiều nghiên cứu đã đưa ra các trường hợp thường bị tật bàn chân bẹt:
– Giới tính: Tỷ lệ bé trai có thể bị tật bàn chân bẹt cao gấp đôi bé gái.
– Trẻ thường ít vận động hay bị béo phì.
– Trẻ bị bệnh lỏng lẻo dây chằng (lỏng lẻo đa khớp).
– Trẻ có phần gân gót ngắn.
– Trẻ có những dấu hiệu bất thường về cấu trúc xương như: Xương sên đứng dọc bẩm sinh, cầu xương bàn chân, bàn chân xiên, xương đốt bàn chân khép.
Hậu hết, các trường hợp trẻ bị bàn chân bẹt là dạng bẹt mềm, một số ít trường hợp bàn chân bẹt cứng có biểu hiện triệu chứng như trẻ bị đau khi đi lại nhiều hoặc chạy nhảy. Trong trường hợp, trẻ thuộc dạng bàn chân bẹt mềm thì thường sẽ không có biểu hiện triệu chứng nào cũng như không ảnh hưởng đến các chức năng của trẻ. Nhưng nếu trẻ nằm trong trường hợp số ít dạng bẹt cứng có triệu chứng mà không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây nên tình trạng đau kéo dài, từ đó dẫn tới viêm khớp hoặc ảnh hưởng đến dáng đi của trẻ khi trưởng thành.
Để khắc phục được tình trạng tật chân bẹt ở trẻ, cha mẹ cần thường xuyên theo dõi các mốc phát triển vận động của trẻ, tích cực kích thích cho trẻ vận động để bắt kịp các mốc phát triển vận động bình thường. Bên cạnh đó, cha mẹ có đên gặp bác sĩ, nhà vật lý trị liệu nhi để được tư vấn và hướng dẫn thực hành giúp trẻ vận động đem lại hiểu quả tốt nhất.
2. Tật đứng đi nhón gót
Trẻ bị tật đi nhón gót thường liên quan đến nguyên nhân trẻ bị thiếu điều kiện tiếp xúc với mặt đất, việc điều hòa cảm giác vùng bàn chân kém, hoặc do sử dụng xe tập đi không đúng cách. Nhưng trên thực tế, hầu hết các trường hợp trẻ bị tật đi nhón gót thường đường xếp vào loại “vô căn” – không rõ nguyên nhân. Những đứa trẻ bị tật khi khám bệnh, các dấu hiệ lâm sàng và các xét nghiệm kiểm tra thần kinh cơ đều nằm trong giới hạn bình thường, trẻ gần như không có bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe..
Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp, trẻ bị tật đi nhón gót có thể là dấu hiệu thể hiện cho một số tình trạng bệnh lý tiềm ẩn bên trong cơ thể như: Bại não, loạn dưỡng cơ, bất thường tủy sống. Mặc dù, thường trẻ bị tâm thần sẽ có xu hướng thể hiện bệnh nhón gót nhiều hơn trẻ bình thường, nhưng hiện nay vẫn chưa có bất kỳ sự nghiên cứu nào khẳng định bệnh tâm thần và tật đi nhón gót có sự liên kết nào với nhau. Nên bạn không thể khẳng định trẻ bị đi nhón gót là có lý do về tinh thần.
Nếu những đứa trẻ bị tật đi nhón gót không nằm trong nhóm do mắc các bệnh lý thì đa số chúng vẫn có thể đi lại như những đứa trẻ bình thường. Nhưng không phải như vậy mà các bậc cha mẹ có thể chủ quan với con mình vì sau này khi trẻ lớn hơn 5 tuổi thì tỉ lệ để giúp trẻ có thể đi lại bình thường sẽ giảm một cách nhanh chóng. Việc không thể trị tật này sẽ khiễn trẻ phải gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày như mang giày, chơi thể thao,…
Để phòng tránh cũng như khắc phục tình trạng này, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ đi tất chân thường xuyên, mà hãy để trẻ tiếp xúc càng nhiều loại bề mặt càng tốt. Nếu sau 2 tuổi mà tình trạng này cứ tiếp tục tiếp diễn, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám, gặp các bác sĩ nhi khoa để tư vấn và khám phục hồi chức năng, kiểm tra và điều chỉnh kịp thời.
3. Tật chân vòng kiềng
Chân vòng kiềng dạng chân có vòng cung, thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân dẫn tới tình tình trạng tật này là do tư thế gấp chân của trẻ từ trong bào thai – giai đoạn xương của trẻ còn rất mềm và dẻo.
Ngoài ra, nguyên nhân khiến cho chân vòng kiềng là do trẻ phải chịu lực sớm trên hai chân, đặc biệt là những đứa trẻ bị thừa cân, cha mẹ cho tập đứng sớm, ngồi chụm đầu sớm hoặc sử dụng xe tập đi không đúng. Tật này ở trẻ thường không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển tinh thần của trẻ nhưng nó ảnh hưởng đến tính thầm mĩ vì với độ cong này của chân sẽ khiến trẻ có tư thế đi như chân chim bồ câu, hai bàn chân hướng vào trong.
Tuy nhiên trong giai đoạn phát triển, trẻ bắt đầu tập đi thì độ cong này sẽ được tự động điều chỉnh dần, nên nếu cha mẹ đang có suy nghĩ cho con sử dụng các loại giày đặc biệt hay băng nẹp thì sẽ không đem lại hiệu quả tốt hơn bằng việc điều chỉnh tự nhiên đâu. Phần lớn những trẻ bị chân vòng kiềng sẽ có thể tự điều chỉnh thành công và có sự phát triển thể chất bình thường. Nhưng nếu chân trẻ lại có xu hướng càng ngày càng cong hơn thì nên đưa đến bác sũ ngay để có phương án giải quyết kịp thời.
[yeni-source src=”https://xevathethao.vn/uncategorized/3-tat-ve-phat-trien-van-dong-thuong-thay-o-tre-cha-me-can-nam-ro-de-phat-hien-som.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/3-tat-ve-phat-trien-van-dong-thuong-thay-o-tre-cha-me-can-nam-ro-de-phat-hien-som-d338740.html” name=”Xe và Thể thao”]