Để trẻ có đủ dnh dưỡng phát triển, bố mẹ nên nắm rõ một số nguyên tắc xây dựng thói quen ăn sáng lành mạnh cho con.
Trẻ nhỏ đang trong quá trình phát triển, nên bữa ăn sáng đầy đủ dinh dưỡng là rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay nhiều phụ huynh vì quá bận rộn với công việc nên chưa thực sự quan tâm, thậm chí bỏ bê bữa sáng của con, điều này vô tình khiến quá trình phát triển thể chất, trí tuệ và chiều cao của trẻ bị chậm lại.
Vì vậy, các bác sĩ Nhi khoa khuyên rằng bố mẹ nên thay đổi tư duy và chú tâm đến các bữa ăn của con hơn. Các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng 4 kiểu ăn sáng dưới đây có tác động không tốt đến cơ thể và sức khỏe của trẻ, bố mẹ nên hạn chế cho con ăn.
4 kiểu ăn sáng không tốt cho sức khỏe, mẹ hạn chế cho con ăn
Thực phẩm đông lạnh
Có rất nhiều ông bố, bà mẹ thích làm một số món ăn đông lạnh đơn giản và tiện lợi cho con mình, đặc biệt là cho bữa sáng. Bố mẹ có thể vội vã với công việc và thời gian, vì vậy họ thường dùng bánh bao hoặc hoành thánh đông lạnh từ tủ lạnh ra và trực tiếp nấu cho trẻ ăn.
Theo bác sĩ khi các thực phẩm đã đông lạnh, sau khi rã đông thì phải chế biến và dùng ngay. Vì thực phẩm tái đông sẽ có nguy cơ bị hư hại tăng lên gấp nhiều lần. Khi cho trẻ dùng những loại thực phẩm này thì rất có thể trẻ sẽ bị đau bụng, thậm chí bị ngộ độc.
Đồ ăn để qua đêm
Một số bậc phụ huynh để tiện lợi và tiết kiệm thời gian, thường xuyên cho con ăn thức ăn thừa qua đêm.
Tuy nhiên, sau khi để bữa ăn qua đêm, một phần lớn thức ăn sẽ bị biến chất, ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng và thậm chí là sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Dạ dày của trẻ vốn đã yếu, nếu thường xuyên ăn kiểu này, có thể gây ra một số bệnh về đường tiêu hóa.
Sau khi để thức ăn qua đêm, một phần lớn sẽ bị biến chất, ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng.
Đồ chiên nhiều dầu
Nhiều bố mẹ thích mua đồ ăn sáng bán sẵn cho con, một số loại bánh chiên rán như quẩy kèm với sữa, gà rán. Tuy nhiên, buổi sáng không nên cho trẻ ăn những món chứa nhiều dầu như vậy.
Đây là thời điểm các cơ quan tiêu hóa dễ bị tổn thương nhất, bởi sau một đêm dạ dày của trẻ trống rỗng, việc ăn các món nhiều dầu mỡ sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày, khó tiêu hóa.
Vì vậy, không nên cho trẻ ăn những món chiên nhiều dầu mỡ trong bữa sáng trong thời gian dài sẽ dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Đồ ăn nhanh, tiện lợi
Mì gói cũng là một trong những món ăn được phụ huynh cho con cái ăn vào buổi sáng. Nhiều người mẹ cho rằng, nếu nấu mì gói có thêm trứng gà, chắc chắn sẽ bổ dưỡng hơn nhiều.
Trong mì gói chứa nhiều chất phụ gia, hoàn toàn không tốt cho trẻ và tăng nguy cơ bị béo phì. Mặc dù mì gói rất tiện lợi, tiết kiệm thời gian cho cha mẹ vào buổi sáng nhưng nó rất ít dinh dưỡng, tạo gánh nặng cho đường tiêu hóa.
Trong mì gói chứa nhiều chất phụ gia, hoàn toàn không tốt cho trẻ và tăng nguy cơ bị béo phì.
Những ý xây dựng thói quen ăn sáng lành mạnh cho trẻ
Trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh từ nhỏ sẽ lớn lên khỏe mạnh hơn. Bố mẹ có thể giúp con hình thành thói quen tốt nhờ chế độ dinh dưỡng hợp lý và sự khuyến khích đúng lúc.
Tìm hiểu nhu cầu, khẩu vị của trẻ
Mỗi đứa trẻ sẽ có một khẩu vị khác nhau. Bố mẹ nên chú ý tới mong muốn và sở thích của con để chế biến món ăn giàu dinh dưỡng nhưng phù hợp. Mẹ có thể gợi ý những món ăn lành mạnh để con lựa chọn, không nên chế biến theo sở thích của bố mẹ sau đo ép buộc trẻ phải ăn.
Một chuyên gia về hành vi ăn uống cho trẻ tại Viện Khoa học Sức khỏe, Thụy Sỹ, cho biết việc bị ép ăn có thể khiến trẻ bị ám ảnh và né tránh những thực phẩm đó khi lớn lên, dù đó là những thực phẩm tốt cho sức khỏe, vô tình tạo ra thói quen ăn uống không lành mạnh.
Ước lượng khẩu phần phù hợp
Mỗi độ tuổi hay mỗi giai đoạn, trẻ sẽ có lượng thực phẩm phù hợp khác nhau. Bố mẹ không nên ép con ăn thêm khi đã no, nhưng có thể khuyến khích trẻ ăn thêm nếu trẻ tỏ ra hứng thú. Trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể ăn 3 bữa chính, kèm thêm các khẩu phần sữa, hoa quả nhẹ trong ngày.
Bố mẹ nên cho trẻ làm quen với nhiều loại thức ăn khác nhau.
Đa dạng thực phẩm
Bữa sáng hàng ngày cần cân đối dinh dưỡng, bổ sung các nguyên liệu khác nhau, không nên chỉ ăn một loại thức ăn, điều này có thể gây ra tình trạng trẻ thiếu chất, suy dinh dưỡng.
Cố gắng chọn một số thực phẩm dễ hấp thụ cho bữa sáng, không nên cho trẻ ăn đồ chiên rán, đồ ăn lạnh, đồ ăn nhiều đạm, không chỉ khó hấp thu chất dinh dưỡng mà còn gây hại cho dạ dày của trẻ.
Bố mẹ nên mẹ cho con làm quen với trái cây hoặc rau, protein như: thịt, cá, thịt gia cầm, đậu phụ, rau hoặc ngũ cốc giàu tinh bột: khoai tây, khoai lang, hoặc gạo. Nguồn chất béo cho bé là dầu, quả hạch, bơ hạt hoặc bơ.
Nếu bé không thử, không thích một loại thức ăn trong lần đầu tiên, thì mẹ hãy tiếp tục nấu cho con những loại thức ăn đó trong bữa ăn chính hoặc bữa phụ. Một số trẻ có thể phải tiếp xúc với thực phẩm 8-15 lần trước khi quyết định ăn.
Ăn uống đúng giờ
Lịch ăn có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp bé xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, tăng cường sức khỏe tổng thể. Với trẻ em, việc tạo một thói quen về giờ ăn giúp bé giảm kén ăn, tăng cảm giác thích thú với thực phẩm.
Lịch trình bữa ăn sẽ thay đổi theo độ tuổi, lịch sinh hoạt của gia đình nhưng hầu hết trẻ sẽ hưởng lợi từ việc ăn ba bữa chính, hai bữa phụ.
Mẹ có thể cho trẻ ăn sáng lúc 7 giờ, bữa sáng cần đủ dinh dưỡng, dễ hấp thu và cân đối, lành mạnh để con lớn lên khỏe mạnh, hạnh phúc, có một vóc dáng cường tráng.
Bữa ăn sáng lành mạnh, đúng giờ sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn.
[yeni-source src=”https://arttimes.vn/gia-dinh/4-mon-an-an-sang-nhanh-du-chat-kip-di-hoc-be-thich-me-cung-nhan-c59a10775.html” alt_src=”https://eva.vn/nuoi-con-khoe-day-con-khon/4-mon-an-an-sang-nhanh-du-chat-kip-di-hoc-be-thich-me-cung-nhan-c429a529751.html” name=””]