( Yeni ) – Sử dụng trứng cùng với các thực phẩm này sẽ làm ảnh hưởng đến tiêu hóa, không có lợi cho sức khỏe.
Quả hồng
Hồng và trứng đều là các thực phẩm bổ dưỡng. Tuy nhiên, khi kết hợp chúng với nhau sẽ gây ra tình trạng khó chịu, thậm chí gây viêm ruột cấp tính với các dấu hiệu như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng.
ThS. BS Lê Trịnh Thủy Tiên – Thành viên Hội Dinh dưỡng Lâm sàng Việt Nam cho biết hồng có chứa tannin, tập trung nhiều ở phần vỏ. Khi ăn hồng cùng với trứng, tannin sẽ kết hợp với đạm và các khoáng chất trong trứng tạo thành những phân tử không tan, khó phân hủy và dễ gây viêm ruột.
Óc lợn
Óc lợn tráng cùng trứng là món ăn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, hai thực phẩm này kết hợp với nhau lại làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể. Vì vậy, thường xuyên ăn món ăn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.
Sữa đậu nành
Sữa đậu nành và trứng có thể giúp bạn có một bữa sáng nhanh gọn tuy nhiên dùng hai thực phẩm này cùng lúc lại không tốt cho sức khỏe. Sữa đậu nành có chứa nhiều protein thực vật, chất béo, carbohydrate, vitamin, khoáng chất… rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sữa đạu nành cũng chứa trypsin – một chất có thể ức chế hoạt động tiêu hóa và ảnh hưởng đến sự hấp thu protein của cơ thể.
Khi kết hợp trứng và sữa đậu nành, protein trong trứng kết hợp với trypsin sẽ làm quá trình phân hủy protein bị cản trở, giảm khả năng hấp thụ protein của cơ thể.
Ngoài ra, chất protidaza trong sữa đậu nành có thể gây kiềm chế protein trong trứng gà, làm ảnh hưởng đến tiêu hóa.
Nước trà
Nhiều người có thói quen uống nước trà sau khi ăn trứng để làm sạch miệng và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, uống trà ngay sau khi ăn trứng nói riêng và sau khi ăn nói chung sẽ mang lại tác động không tốt cho sức khỏe. Trà chứa nhiều axit tannic, khi kết hợp với protein sẽ làm chậm hoạt động như động ruột. Khi đó, các chất thải sẽ bị lưu trữ lâu trong ruột và gây táo bón, không tốt cho sức khỏe.
Một số lưu ý khi sử dụng trứng
Trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho cơ thể, cả người lớn và trẻ nhỏ đều có thể sử dụng thực phẩm này. Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến – Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, trẻ từ 6-7 tháng tuổi có thể ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà/bữa; trẻ 8-9 tháng tuổi ăn 1 lòng đỏ trứng gà hoặc 4 quả trứng chim cút/bữa; trẻ 10-12 tháng tuổi có thể ăn mỗi bữa một quả trứng (dùng cả lòng trắng và lòng đỏ); trẻ 1-2 tuổi ăn 3-4 quả/tuần. Với người lớn, mỗi tuần có thể ăn 3 quả trứng.
Lưu ý, người bị tăng huyết áp hoặc cholesterol trong máu cao vẫn có thể ăn trứng nhưng không nên ăn quá nhiều.
Đặc biệt, không được ăn trứng sống. Trứng sống có thể chứa salmonella. Ăn phải trứng nhiễm loại vi khuẩn này, con người sẽ bị ngộ độc, phụ nữ mang thai có thể sinh non. Trong lòng trắng trứng sống có chứa một số chất gây cản trở cơ thể hấp thụ biotin (vitamin H). Đây là dưỡng chất không thể thiếu trong quá trình hấp thụ protein và bột đường của cơ thể. Cơ thể có thể hấp thụ 90% protein trong trứng đã được nấu chín. Trong khi đó, con số này với trứng sống chỉ là 50%. Vì vậy, tốt nhất bạn nên nấu trứng thật chín rồi mới ăn.
[yeni-source src=”https://xevathethao.vn/uncategorized/4-thuc-pham-khong-doi-troi-chung-voi-trung-tuyet-doi-khong-duoc-an-cung-nhau.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/4-thuc-pham-khong-doi-troi-chung-voi-trung-tuyet-doi-khong-duoc-an-cung-nhau-d337923.html” name=”Xe và Thể thao”]