Những loài hoa sau đây sẽ khiến bạn thích thú bởi chúng không chỉ đẹp lạ mà còn có những cái tên vô cùng độc đáo.
Hoa hồng Juliet
Hoa hồng Juliet là giống hoa hồng nhân tạo được nghiên cứu và phát triển bởi nhà thực vật học người Anh, David Austin.
Hoa hồng Juliet là giống hoa hồng nhân tạo được nghiên cứu và phát triển bởi nhà thực vật học người Anh, David Austin. Giống hoa hồng này được tạo ra nhờ việc lai tạo giữa các giống hoa hồng cổ điển tại Anh Quốc. Để có thể nhân giống thành công loài hoa hồng này, David Austin đã phải làm việc trong suốt 15 năm và bỏ ra số tiền lên tới 3 triệu bảng Anh. Chính vì thế, hoa hồng Juliet còn được gọi với cái tên là “hoa hồng 3 triệu bảng”. Để có thể sở hữu một bó hoa hồng Juliet, bạn sẽ phải bỏ ra số tiền lên đến hơn 5 triệu bảng Anh.
Loại hoa này có màu vàng hoặc vàng cam, hương thơm nhè nhẹ tựa trà xanh. Khi hoa nở rộ, chúng để lộ ra những chùm hoa xinh xắn nằm ở bên trong vô cùng đẹp mắt.
Hoa Si mia (Hoa mặt khỉ)
Hoa mặt khỉ được đặt tên vào năm 1978.
Đây là loài hoa mà vừa nhìn thấy bạn sẽ “ồ” lên đầy ngạc nhiên bởi hình dáng của hoa Simia (tên đầy đủ: Orchis simia) rất giống với mặt khỉ, chính xác hơn là khỉ đầu chó. Hoa được đặt tên vào năm 1978 bởi nhà thực vật học Luer, “Dracula” trong tiếng địa phương có nghĩa là “chú rồng nhỏ” và tên “Simia” thường được đặt cho những loài thực vật giống khỉ. Người ta phát hiện rằng mỗi cánh hoa đều mang mùi thơm tương tự như mùi phát ra từ quả cam đã chín.
Do những loài lan thuộc Chi này đều có hoa trông rất kỳ dị, dễ khiến người ta liên tưởng đến Quỷ hút máu Dracula. Hiện nay có 120 loài trong chi Dracula đã được ghi nhận. Hầu hết trong số đó được tìm thấy tại Ecuador. Những bông hoa lan Mặt khỉ không nở vào mùa nào nhất định, chúng chỉ cần những nơi có khí hậu ẩm ướt để khoe sắc rực rỡ. Vì vậy, có thể nói rằng giống hoa Dracula simia nở quanh năm, vào bất kỳ thời điểm nào thích hợp.
Hoa huệ Tây đỏ
Hoa huệ Tây đỏ cực kỳ quý hiếm.
Đây là một loại hoa cực kỳ quý hiếm, thật đáng tiếc khi chúng đang có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới. Chúng mọc tự nhiên ở châu Á và một phần của châu Phi. Những bông hoa có màu đỏ hay vàng cam quyến rũ, mọc đơn lẻ tựa như những chiếc kèn trumpet hướng lên trời xanh. Hoa huệ Tây đỏ có thể cao tới 3-4 mét và chứa độc tố gây kích ứng da.
Hoa Gloriosa (hoa loa kèn lửa)
Hoa này chỉ có thể tìm thấy ở châu Phi, rất hiếm và đặc biệt là quá trình phát triển không hề dễ dàng.
Loài hoa Gloriosa rothschildiana này còn có tên là hoa loa kèn lửa, màu sắc sặc sỡ chói mắt với cánh đó rực rỡ với phần trong của cánh màu vàng xen kẽ đen. Những cánh hoa cong cong duyên dáng và tinh tế. Hoa này chỉ có thể tìm thấy ở châu Phi, rất hiếm và đặc biệt là quá trình phát triển không hề dễ dàng.
Hoa Cosmos Atrosanguineus (Cúc vạn thọ choocolate)
Đây là loài hoa có “nhan sắc” bậc nhất trong danh sách các loài hoa quý hiếm.
Loài cúc vạn thọ này chỉ được tìm thấy ở Mexico. Tuy nhiên, nó đã tuyệt chủng trong tự nhiên hơn 100 năm qua. Năm 1902, nhờ công nghệ nhân giống, con người đã tái tạo thành công được loài cúc đặc biệt này. Hoa của nó có màu đỏ sẫm hoặc màu nâu, có đường kính khoảng 3-4cm. Tuy nhiên, nó không có khả năng sinh sôi. Cúc vạn thọ choocolate có mùi hương thơm dịu vào mùa hè (có thể là sự pha trộn của vali, cà phê và cacao). Đồng thời, đây cũng là loại cây cảnh trang trí tuyệt vời.
Đây cũng là loài hoa có “nhan sắc” bậc nhất trong danh sách các loài hoa quý hiếm. Loài cây thân thảo này xuất xứ từ Mexico. Giống với tên gọi, những bông Chocolate Cosmos có màu nâu đỏ, đặc biệt chúng còn toả ra mùi thơm ngọt ngào của socola tươi.
Hoa lạc tiên (Passiflor)
Hoa lạc tiên là một trong các loài hoa đẹp và ý nghĩa nhất. Trong thế giới của các loài hoa, giữa muôn vàn đóa hoa tươi thắm đang khoe sắc, hoa lạc tiên một loài hoa vẫn giữa cho mình nét đẹp riêng, không giống với bất kỳ loài hoa nào khác, vẫn giữ được sắc hoa huyền ảo, hơn nữa, lại mang một ý nghĩa rất lớn về tình thương của Chúa.
Đây là loại cây dây leo bằng tua cuốn, thân mềm tròn và rỗng, có lông thưa, lạc tiên thường được phát hiện ở Nam Mĩ, Đông Á và Đông Nam Á. Không chỉ có cái tên mỹ miều, lạc tiên còn có rất nhiều công dụng trong chăm sóc sức khỏe con người.
Hoa xác chết (Titan arum)
Loài hoa này có mùi thối như xác chất nên được đặt là hoa xác chết.
Theo Epoch Times, loài hoa khó ngửi nhất thế giới có mùi thịt thối rữa tên là Titan arum (Amorphophallus titanum). Năm 1878, nhà thực vật học Italy Odoardo Beccari là người phương Tây đầu tiên quan sát cây Titan arum ở khu rừng nhiệt đới xích đạo phía tây Sumatra, Indonesia. Cây Titan arum sau đó được mang về trồng ở nhiều nơi trên thế giới như Anh và Mỹ.
Loài cây có cái tên khủng khiếp này chỉ nở hoa 3-4 năm một lần. Mỗi lần nở hoa tàn rất nhanh nhiều nhất là 36 tiếng. Đây là bông hoa to nhất thế giới, với chiều dài lên đến 3,6 mét. Chúng không có rễ, không có lá, chỉ có một bông hoa hình thù kì quái mọc trồi lên khỏi mặt đất. Hoa chỉ có mỗi một cánh, bên ngoài màu xanh lá, còn bên trong hoa có màu đỏ tía cuộn tròn lại thành hình nón. Mỗi khi hoa nở thì bốc ra một mùi hôi thối nồng nặc như mùi thịt đang phân huỷ. Mùi khó chịu cộng với màu sắc y chang miếng thịt sống sẽ thu hút ruồi đến thụ phấn cho cây. Chính vì mùi khó chịu nên loài hoa này mới có tên đáng sợ như vậy.
Hoa Habenaria (Hoa cò trắng)
Hoa giống một con cò trắng đang sải cánh.
Với hình dáng và vẻ đẹp tinh khôi của mình, loài hoa Habenaria được mọi người gọi với cái tên “hoa cò trắng”. Đây là loài đặc hữu ở các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga. Tuy trông rất giống một con cò trắng đang sải cánh, hoa cò trắng rất hay bị nhầm lẫn với một loài hoa khác có tên “hoa tua trắng” (Platanthera praeclara) – một giống phong lan quý hiếm ở vùng Bắc Mỹ.
Hoa cò trắng, có tên khoa học là Habenaria radiata và sở hữu hình dáng rất giống một con cò trắng đang sải cánh. Ở nước ta, hoa cò trắng Habenaria radiata còn được biết đến với những tên gọi khác là lan bạch hạc hay diệc bạch.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/7-loai-hoa-hiem-doc-la-tren-the-gioi-nhin-la-me-co-tien-chua-chac-mua-duoc-d309051.html” alt_src=”https://eva.vn/cay-canh-vuon/7-loai-hoa-hiem-doc-la-tren-the-gioi-nhin-la-me-co-tien-chua-chac-mua-duoc-c283a517043.html” name=””]