( Yeni ) – Dưới đây là 7 loại thực phẩm quen thuộc có trong căn bếp của hầu hết các gia đình nhưng tiềm tàng nhiều chất độc, không phải ai cũng biết.
1. Khoai lang có đốm đen
Nếu để khoai lang trong một thời gian dài hoặc để trong môi trường không đảm bảo sẽ có thể xảy ra hiện tượng bị lốm đốm đen hoặc thối rữa, mốc meo và phân hủy. Nếu khi thấy khoai lang bắt đầu xuất hiện các đốm đen thì có nghĩa các dinh dưỡng bên trong đã dần bị mất đi tác dụng, khoai lang cũng trở nên cứng và có vị đắng khó ăn. Việc ăn khoai có đốm đen sẽ đặc biệt gây hại cho gan, đồng thời chất độc ở trong loại thực phẩm này sẽ không thể nào loại bỏ được, kể cả khi nấu chín, tích trữ nhiều trong cơ thể có thể gây ra nhiều hậu quả khó lường.
2. Ngũ cốc bị mốc
Các loại ngũ cốc như đậu, gạo, ngô, lúa mạch… và các sản phẩm được làm từ chúng như bún, mì, các loại mì ống hay bơ đậu phộng… một khi đã bị mốc sẽ có chứa hàm lượng aflatoxin rất cao. Nhất là với đậu phộng, khi chúng bị nhiễm mốc sẽ có thể sinh ra độc tố aflatoxin B1 cực độc, chỉ với 1 liều lượng cực nhỏ đã có thể gây u gan hoặc ung thư gan. Chính vì vậy, nếu như thấy các loại ngũ cốc hư hỏng thì phải nhanh chóng loại bỏ ngay để đảm bảo an toàn cho sức khỏe gia đình bạn.
3. Gừng héo
Bạn không nên để gừng tươi lâu ngày vì sau một thời gian chúng sẽ trở nên mềm và bị tóp đi, hỏng dần ở mánh nhỏ và các vết cắt. Không nên vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ đi phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng. Nguyên nhân là bởi, theo một số nghiên cứu cho thấy, do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng xuất hiện một chất độc hại có tên là shikimol. Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần dập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao, khi đi vào cơ thể, safrole gây ngộ độc, thoái hóa tế bào gan.
4. Bắp cải hỏng
Bắp cải là một loại rau rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, một khi chúng bị hỏng thì nên vứt bỏ thay vì lọc phần hỏng để nấu ăn. Nguyên nhân là bởi, trong bắp cải thối có chứa nitrite, chất này đóng vai trò trong sự hình thành methemoglobin trong máu người, khiến máu mất các chức năng oxy, làm cho ngộ độc oxy, chóng mặt, đánh trống ngực, nôn mửa, tím môi… bị nặng có thể gây bất tỉnh, co giật, khó thở. Trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể hôn mê hoặc tử vong.
5. Cà chua xanh
Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.
6. Nấm khô bị mốc
Phơi khô giúp nấm bảo quản được lâu hơn. Dù vậy, quá trình dự trữ vẫn có thể khiến chúng lên mốc. Không để ý ăn vào, bạn sẽ bị chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn.
7. Chè bị mốc
Chè là thức uống vô cùng quý giá cho sức khỏe con người. Nhưng lưu ý, nếu phát hiện chè bị mốc tức là nó đã nhiễm penicillin và aspergillus. Nếu uống trà bị mốc, nhẹ cũng cảm thấy chóng mặt, tiêu chảy.
[yeni-source src=”https://xevathethao.vn/uncategorized/7-thuc-pham-hoa-kich-doc-trong-can-bep-cua-hau-het-gia-dinh-vi-ly-do-nay.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/7-thuc-pham-hoa-kich-doc-trong-can-bep-cua-hau-het-gia-dinh-vi-ly-do-nay-d356828.html” name=”Xe và Thể thao”]