Tất cả các bộ đồ ăn và đồ dùng nhà bếp dù chỉ có vết nứt nhẹ cũng nên được vứt bỏ ngay lập tức.
Cảnh giác với bát đũa gỗ bị mốc
Những chiếc bát đũa gỗ mang đầy đủ sự đơn giản, mộc mạc khi đặt lên bàn ăn sẽ rất thanh nhã. Bạn có thể không sử dụng nhiều bát gỗ, nhưng đũa gỗ thì rất nhiều người dùng như đũa làm bằng gỗ hoặc tre.
Điều sợ nhất của đồ vật bằng gỗ là nấm mốc, đặc biệt là bộ đồ ăn. Các loại vi khuẩn trong nhà bếp như Aspergillus flavus, Escherichia coli, Listeria monocytogenes đều rất dễ sinh sôi. Một bộ đồ ăn bằng gỗ ẩm ướt là nơi sinh sản tuyệt vời cho những vi khuẩn này. Nếu chúng có cơ hội xâm nhập vào miệng sẽ gây nôn mửa và tiêu chảy, nguy hiểm hơn nếu tiếp xúc lâu dài, độc tố vi khuẩn sẽ tăng lên, nguy cơ ung thư cũng tăng.
Nói chung, đũa tre hay đũa gỗ nên được thay đổi sau một tháng sử dụng liên tục. Sau khi vệ sinh bát đũa bằng gỗ, tre, nứa hàng ngày, nhớ để khô ráo hoặc cho vào tủ khử trùng để khử trùng kịp thời.
Bất kỳ dao kéo hoặc đồ dùng nhà bếp nào có vết nứt
Tất cả các bộ đồ ăn và đồ dùng nhà bếp dù chỉ có vết nứt nhẹ cũng nên được vứt bỏ ngay lập tức. Đừng để bộ đồ ăn và đồ dùng nhà bếp bị vỡ làm tổn hại sức khỏe bản thân chỉ để tiết kiệm một ít tiền.
Một số chất liệu của bộ đồ ăn, chẳng hạn như nhựa, thép không gỉ và bộ đồ ăn bằng gốm, có thể phân hủy các chất độc hại và xâm nhập vào cơ thể người qua đường ăn uống. Hoặc vi khuẩn có thể chui vào các vết nứt của trong các dụng cụ nhà bếp như thớt, đũa và xâm nhập vào cơ thể khi chúng ta dùng các vật dụng này để chế biến hay ăn uống.
Dụng cụ nấu nướng bằng nhôm
Đồ nấu nướng bằng nhôm thường được những người già yêu thích, trọng lượng nhẹ và không bị rỉ sét. Thực tế, nồi nhôm (nhôm tinh khiết) được sử dụng từ lâu nay rất an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng nhôm có hại cho cơ thể con người và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của xương và hệ thần kinh.
Trên thực tế, không phải lúc nào bạn cũng sử dụng nồi từ nhôm tinh khiết. Một số loại nồi nhôm tái chế (nồi được đúc từ nhôm vụn đồng nát) thì sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe. Trong các sản phẩm bằng nhôm, có trường hợp hàm lượng nhôm vượt quá tiêu chuẩn, khi nấu đồ ăn chua, kiềm, mặn hoặc nấu ở nhiệt độ cao trong thời gian dài thì hàm lượng nhôm trong thực phẩm sẽ tăng lên.
Các nhà nghiên cứu từ Viện Khoa học Y tế Moscow Erisman cũng khẳng định, việc sử dụng chảo nhôm để nấu nướng trong thời gian dài sẽ gây hại cho sức khỏe con người, vì vậy tốt hơn hết là bạn nên sử dụng ít hơn.
Đồ thủy tinh bị “mốc”
Có phải lần đầu tiên bạn nghe đến thủy tinh bị mốc? Bộ đồ ăn bằng thủy tinh lâu ngày bị nước ăn mòn, thành phần natri silicat sẽ phản ứng với khí cacbonic trong không khí tạo ra các tinh thể cacbonat màu trắng, trông rất giống bề ngoài của đồ ăn bị mốc.
Trong số các vi sinh vật, có một số loại nấm mốc sử dụng kính làm thức ăn, chúng phát triển và sinh sôi trên bề mặt kính, quá trình này cũng sẽ làm kính bị xấu đi, bề mặt kính sẽ không còn trong suốt, xuất hiện cầu vồng, có một lớp sương muối khó có thể quét sạch.
Loại vi khuẩn gây ra “suy giảm sinh học” thủy tinh chính xác là Penicillium và Aspergillus. Aflatoxin do Aspergillus flavus tiết ra là chất gây ung thư bậc một và cực kỳ độc. Nếu bạn tìm thấy cầu vồng không rõ nguồn gốc hoặc đốm trắng trên bộ đồ ăn bằng thủy tinh ở nhà, đừng tiết kiệm và thay thế nó bằng những cái mới.
Bộ bát đĩa melamine kém chất lượng
Bộ đồ ăn giả sứ thường nhẹ, không vỡ đã trở thành một lựa chọn phổ biến vì sự tiện lợi trong việc ăn uống cho các gia đình và giảm thiểu đổ vỡ. Bộ đồ ăn này thường được làm từ nhựa melamine là một chất liệu mới thu được bằng phản ứng trùng hợp hóa học của melamine và formaldehyde. Melamine và formaldehyde có nguy cơ gây quái thai và gây ung thư.
Vật liệu nhựa melamine đã qua quy trình và đạt tiêu chuẩn sẽ không gây rủi ro về an toàn nhưng nếu quy trình sản xuất không tốt hoặc nguyên liệu nhựa ure-fomanđehit rẻ tiền bị lẫn vào thì bộ đồ ăn melamine được sản xuất theo cách này sẽ dễ bị phân hủy tạo ra melamine và formaldehyde trong môi trường axit và nhiệt độ cao, tiếp xúc lâu dài có thể gây ung thư máu và các bệnh ung thư khác nhau, gây hại sức khỏe.
Ngoài ra, khi sử dụng một số bộ đồ ăn bằng nhựa, cần đặc biệt chú ý đến nhiệt độ chịu nhiệt và mục đích sử dụng của bộ đồ ăn, không sử dụng bừa bãi.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/5-thu-do-nay-tuyet-doi-dung-de-trong-bep-nha-nao-cung-co-it-nhat-1-thu-d287510.html” alt_src=”” name=””]