Dưới đây là một số lưu ý để xử lý các thiết bị, đồ dùng điện tử sau khi xảy ra tình trạng ngập nước.
Bão Noru đã đi qua nhưng miền Trung vẫn tiếp tục đối mặt với nguy cơ mưa bão dồn dập vào cuối năm, tập trung trong tháng 10 và 11. Theo thông tin từ Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Biển Đông có thể hứng thêm 5-6 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới từ nay đến cuối năm, trong đó có 2-4 cơn khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.
Đáng nói mỗi lần cơn bão tới, đường phố đều hóa thành sông. Ở một số khu vực, nước còn tràn vào nhà gây ngập úng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống sinh hoạt của các gia đình. Không ít các thiết bị điện, điện tử như quạt, tivi, tủ lạnh,… cũng bị chìm trong nước nên nguy cơ hư hỏng rất cao.
Nhà dân ở vùng núi Quảng Nam bị ngập sâu, đường sá chia cắt sau bão Noru. (Ảnh Tr.Ánh)
Tuy nhiên, nếu biết cách sẽ khắc phục được, nhờ đó sẽ cứu vãn được phần nào tài sản của người dân. Dưới đây là một số lưu ý để xử lý các thiết bị, đồ dùng điện tử sau khi xảy ra tình trạng ngập nước.
1. Kiểm tra và làm sạch thiết bị
Nước tràn vào nhà sẽ mang theo bùn đất, chất bẩn và có thể có cả những vi sinh vật gây bệnh. Vì vậy khi bị ngập trong nước, các thiết bị điện, điện tử sẽ bị bám bùn, đất bẩn.
Lúc này, bạn cần phải mở vỏ thiết bị, kiểm tra các bộ phận quan trọng bên trong như dây dẫn, bản mạch, bộ cảm biến hay các chi tiết khác như công tắc, ổ cắm,… Dùng nước sạch dội nhẹ hoặc dùng khăn mềm để lau các vết bùn đất bám vào linh kiện, bởi nếu bùn dư còn đọng lại thì chúng sẽ hút ẩm và gây hỏng hỏng cho thiết bị.
Hình ảnh một số thiết bị điện bị ngập nước.
Tiếp theo bạn hãy để thiết bị thoát hết nước bằng cách cho nước chảy ra tự nhiên hoặc dùng quạt thổi gió giúp bay hơi nước. Khi thiết bị điện tử đã tương đối khô, bạn có thể tiếp tục áp dụng 2 cách sau để sấy khô các linh kiện bên trong nhằm đảm bảo chắc chắn máy đã khô hẳn.
Cách 1: Sử dụng máy sấy tóc
Với cách này, bạn cần lưu ý rằng các linh kiện điện tử chỉ chịu được nhiệt độ từ 50-60 độ C, trong khi đó nhiệt độ máy sấy tạo ra lại dao động từ 70-80 độ C. Vì vậy, nếu không muốn linh kiện bị hư hỏng thì bạn nên để máy sấy ở nhiệt độ thấp nhất và cứ 2-3 phút nên nghỉ một lần rồi lại sấy tiếp cho đến khi thiết bị khô hẳn.
Khi dùng máy sấy làm khô thiết bị điện, lưu ý nên để máy sấy ở nhiệt độ thấp nhất và cứ 2-3 phút nên nghỉ một lần rồi lại sấy tiếp cho đến khi thiết bị khô hẳn. (Ảnh minh họa)
Cách 2: Dùng bóng đèn sợi đốt (bóng đèn tròn)
Bạn hãy đóng hộp gỗ hoặc bìa cứng, đặt 2-3 bóng đèn sợi đốt vào đó. Tiếp theo hãy cho thiết bị điện, điện tử bị ngập nước vào trong rồi bật đèn lên. Để khoảng 8 giờ, lúc này nhiệt độ bóng đèn tỏa ra khoảng 50-60 độ C, có thể giúp làm khô thiết bị từ sâu bên trong.
2. Không cắm điện và sử dụng thiết bị ngay sau khi làm khô
Theo các chuyên gia về điện, người dân không nên cắm điện và sử dụng thiết bị ngay sau khi làm khô để tránh nguy cơ thiết bị bốc khói, cháy, nổ do có thể giữa các chi tiết máy vẫn còn ẩm. Tốt hơn hết, bạn nên để thiết bị được ráo nước, nghỉ ngơi hoàn toàn trong vòng 24 giờ.
Bạn không nên cắm điện ngay sau khi làm khô thiết bị. (Ảnh minh họa)
Trước khi đưa vào sử dụng, bạn cũng cần đo điện trở cách điện để đảm bảo độ cách điện tốt. Với các thiết bị nhiệt như tủ lạnh, lò nướng, lò vi sóng,… ngoài việc sấy khô hoàn toàn, đo lại cách điện thì bạn cần kiểm tra thêm cách nhiệt. Nếu bộ phận cách nhiệt bị ẩm, bạn cũng cần sấy khô bộ phận này.
Nếu không có khả năng tự làm khô thiết bị, đo điện trở cách điện hoặc yếu kém về chuyên môn, tốt hơn hết bạn nên đưa các thiết bị đến các trạm sửa chữa, bảo hành để được tư vấn, sửa chữa cụ thể hơn.
Nên đặt tủ lạnh ở vị trí nào trong nhà? Nếu đặt sai, sau 3 năm sẽ phải thay mới
Bạn đang đặt tủ lạnh ở đâu? Liệu đó có phải là vị trí thích hợp?
Bấm xem >>
Mẹo vặt gia đình
[yeni-source src=”” alt_src=”https://eva.vn/tu-van-nha-cua/nuoc-tran-vao-nha-vi-hung-bao-don-dap-do-dien-bi-ngap-ung-can-xu-ly-ra-sao-c172a533235.html” name=””]