Nguồn gốc, đặc điểm hoa Huệ Tây
Công dụng của hoa Huệ Tây
Ý nghĩa hoa Huệ Tây
Cách trồng hoa Huệ Tây và chăm sóc đúng kỹ thuật
Hoa Huệ Tây hợp mệnh nào?
Nguồn gốc, đặc điểm hoa Huệ Tây
1. Xuất xứ
Hoa Huệ Tây có tên khoa học là Lilium longiflorum, nó còn có những tên gọi phổ biến khác như hoa Bách Hợp, hoa Loa Kèn, hoa Lily,… giống hoa này thuộc họ nhà Loa Kèn, là loài hoa vốn có nguồn gốc từ Nhật Bản. Hoa Huệ Tây được du nhập vào nước ta từ những năm 1945 trở đi và dần dần thích nghi với khí hậu của nước ta. Do đó mà hiện nay hoa Huệ Tây được nhiều người trồng khá phổ biến để làm cây cảnh trang trí, cây trồng trong nhà.
Hình ảnh hoa Huệ Tây
2. Đặc điểm nổi bật
Hoa Huệ Tây thường dễ bị nhầm lẫn với một số loài hoa khác như hoa Ly, thế nhưng thực chất chúng không hề giống một chút nào. Hoa Huệ Tây có những đặc điểm nổi bật như:
– Thân cây chính của hoa mọc ra từ phần củ, cũng là nguồn giúp cung cấp dinh dưỡng cho hoa.
– Rễ hoa Huệ Tây có hai phần, đó là rễ thân và rễ gốc. Rễ thân mọc ra từ phần thân nằm ở phía dưới mặt đất, có tác dụng hút dinh dưỡng và nâng đỡ cho hoa. Còn rễ gốc là loại rễ được sinh ra từ phần củ hoa, có kích thước lớn, chắc khỏe, hút dinh dưỡng và nước là chủ yếu.
– Thân của hoa Huệ Tây thực ra vốn là do mầm dinh dưỡng của hoa co ngắn lại tạo nên. Thân của hoa được phân thành nhiều đốt nhỏ, chiều cao của hoa phụ thuộc vào số lượng đốt là lượng lá hình thành.
– Lá của hoa có dạng thuôn dài, đầu lá hơi nhọn, cuống ngắn hoặc không có cuống. Lá thường có chiều dài từ 8-15cm, bề rộng 2-3cm, màu xanh nhạt và có số lượng khá nhiều trên mỗi cây hoa.
– Hoa Huệ Tây khi nở thường hơi nghiêng so với phương nằm ngang một góc khoảng 40-60 độ. Hoa có màu trắng là phổ biến, ngoài ra còn có nhiều màu sắc khác nữa. Cánh hoa hơi cong, chiều rộng từ 5-7cm, chiều dài từ 15-20cm. Bầu hoa có hình trụ, bên trong nhụy chia làm 3 thùy, tỏa ra mùi hương thơm nhẹ nhàng, quyến rũ.
– Hoa Huệ Tây có độ bền ngắn, chỉ khoảng 5-7 ngày là bắt đầu tàn. Hoa có khả năng tạo quả, quả của cây có hình tròn, bên trong chứa rất nhiều hạt.
Công dụng của hoa Huệ Tây
Hoa Huệ Tây có rất nhiều công dụng trong đời sống của chúng ta, cụ thể như:
1. Làm đẹp, trang trí
Hoa Huệ Tây có một vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh cao, cho nên chúng rất được ưa thích để trồng trong vườn nhà hoặc làm loài hoa trang trí nhằm tô điểm vẻ đẹp không gian sống. Những bình hoa Huệ Tây luôn được đặt trong phòng khách, bàn ăn hoặc thậm chí là trong phòng ngủ. Chúng có thể được cắm kết hợp với nhiều loại hoa khác để làm đẹp thêm cho bình hoa của bạn.
2. Quà tặng bạn bè, người thân
Trong một số dịp lễ đặc biệt, người ta thường dùng hoa Huệ Tây để làm quà tặng bạn bè hoặc người thân, với mong muốn tôn trọng, chúc thành công và bày tỏ sự ngưỡng mộ, biết ơn.
Hoa Huệ Tây có khá nhiều công dụng trong đời sống
3. Bào chế thành thuốc chữa bệnh
Trong Đông y, hoa Huệ Tây có tính hàn, vị ngọt, có khả năng giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng kéo dài, đau tức ngực hoặc đau bụng,… Ngoài ra phần củ của hoa cũng có thể được bào chế thành thuốc, giúp chữa các triệu chứng thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh, phụ nữ lớn tuổi.
4. Công dụng khác
Tại một số quốc gia châu Âu, hoa Huệ Tây đang được trồng với số lượng lớn để phục vụ các ngành công nghiệp như làm đẹp, mỹ phẩm, nước hoa,…
Ý nghĩa hoa Huệ Tây
1. Ý nghĩa hoa Huệ Tây theo từng quốc gia
– Tại Pháp, hoa Huệ Tây mang ý nghĩa tượng trưng cho quyền lực tối cao, là biểu tượng của hoàng tộc và giới quý tộc. Chúng đại diện cho tầng lớp thượng lưu, giàu sang, phú quý.
– Tại Hy Lạp và La Mã, hoa Huệ Tây tượng trưng cho sự thuần khiết, trong sáng của người phụ nữ.
– Còn đối với một số quốc gia có đạo Kito, hoa Huệ Tây lại là biểu tượng cho đức hạnh và sự trinh trắng của người con gái. Do vậy mà những đám cưới của người theo đạo Kito thường xuất hiện loài hoa này để trang trí hoặc làm hoa cưới.
2. Ý nghĩa hoa Huệ Tây dựa theo màu sắc
Tùy theo từng màu sắc của hoa mà hoa Huệ Tây lại mang một ý nghĩa khác nhau:
– Hoa Huệ Tây trắng: Tượng trưng cho sự tinh khiết, trong trắng của người con gái. Ngoài ra nó còn thể hiện sự hồn nhiên, trong sáng trong tình yêu đôi lứa khi mới bắt đầu yêu nhau.
Hoa Huệ Tây trắng
– Hoa Huệ Tây đỏ: Mang ý nghĩa cho sự chân thành, sâu sắc trong tình yêu. Do đó mà các cặp đôi cũng rất hay lựa chọn hoa Huệ Tây đỏ để dành tặng cho nhau vào những dịp đặc biệt.
– Hoa Huệ Tây tím: Tượng trưng cho sự thủy chung, sắt son trong tình yêu, đôi lứa luôn đợi chờ, nguyện hết lòng yêu thương lẫn nhau.
– Hoa Huệ Tây vàng: Thể hiện cho sự biết ơn, lòng chân thành đối với những người có ơn giúp đỡ mình trong cuộc sống.
– Hoa Huệ Tây cam: Một màu sắc đặc biệt và rất ít khi được dùng để cắm trang trí hoặc làm quà tặng. Bởi nó tượng trưng cho lòng ganh ghét, sự đố kỵ đối với những người đã ruồng bỏ mình trong tình yêu mà đến với người khác.
Cách trồng hoa Huệ Tây và chăm sóc đúng kỹ thuật
1. Thời vụ trồng hoa
Thông thường, hoa Huệ Tây sẽ được trồng bắt đầu từ đầu tháng 9 hoặc tháng 10. Nếu như chăm sóc đầy đủ và tốt cho cây hoa thì bạn sẽ có thể thu hoạch hoa vào tháng 4 hoặc tháng 5.
2. Đất trồng hoa
Bạn nên lựa chọn loại đất trồng có nhiều mùn, độ tơi xốp cao, ổn định và có khả năng thoát nước tốt. Trước khi bắt đầu trồng hoa Huệ Tây thì bạn nên làm luống đất để thuận tiện trong quá trình trồng.
3. Cách trồng
Hoa Huệ Tây khi trồng thường được trồng bằng củ hoa, bạn có thể tìm mua dễ dàng tại các cửa hàng bán cây cảnh hoặc nông sản. Củ hoa cần chọn lựa phải khỏe mạnh, tươi tốt, không bị sâu bệnh.
Khi tiến hành trồng, bạn hãy đặt từng củ hoa vào các luống đất đã đào sẵn, mỗi củ nên đặt cách xa nhau khoảng 30cm, tương tự như thế với mỗi hàng. Sau khi đặt củ hoa, hãy lấp đất lại nhẹ nhàng và chỉ nên cao hơn so với củ hoa khoảng 3-4cm. Cuối cùng, bạn chỉ việc tưới nước thường xuyên để củ hoa phát triển.
Hoa Huệ Tây có thể sinh trưởng thuận lợi nếu được chăm sóc tốt
4. Bón phân
Nếu như đất trồng ban đầu chưa có phân bón, bạn nên bón lót một chút phân hữu cơ hoặc NPK, có thể thêm vào một ít xơ dừa để cải thiện thêm độ dinh dưỡng cho đất trồng. Sau này khi củ hoa đã phát triển từ 3-4 tuần trở lên, bạn mới tiến hành bón thúc cho cây hoa. Cứ bón cách nhau khoảng 3 tuần/lần với phân NPK để tăng vi lượng cho cây, giúp cây hoa mau phát triển và nở rộ.
5. Tưới nước
Hoa Huệ Tây ưa nước và độ ẩm yêu cầu khá lớn, vậy nên bạn phải tưới thường xuyên cho chúng, ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm hoặc là khi chiều muộn. Tuy nhiên khi vào mùa mưa hoặc khi cây hoa chuẩn bị ra hoa thì bạn nên giảm lượng tưới xuống mức thấp nhất để tránh làm chết cây, rụng hoa.
Hoa Huệ Tây hợp mệnh nào?
Do hoa Huệ Tây có nhiều màu sắc khác nhau, thế nên chúng có thể phù hợp với nhiều bản mệnh trong ngũ hành. Ví dụ như hoa Huệ Tây trắng thì hợp với người mệnh Kim hoặc Thủy, màu đỏ hợp với người mệnh Thổ hoặc Hỏa, màu vàng hợp với người mệnh Thổ hoặc Mộc,… Những người mang mệnh nào trồng hoa Huệ Tây mang màu sắc tương ứng sẽ giúp cải thiện tài vận, đem lại vận may, tài lộc và những sự thuận lợi trong kế hoạch tương lai.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/hoa-hue-tay-nguon-goc-dac-diem-y-nghia-va-cach-trong-tot-nhat-d279859.html” alt_src=”” name=””]