Hoa Thủy Tiên là một trong những loài hoa được nhiều người ưa thích để trồng vào dịp Tết đến, Xuân về, đầu năm mới,… Vậy bạn có biết được ý nghĩa loài hoa này cũng như cách trồng nó ra sao cho nở đẹp mắt hay chưa?
1 Hoa Thủy Tiên là hoa gì?
Hoa Thủy Tiên có tên khoa học là Narcissus tazetta, là loài thực vật thuộc chi Thủy Tiên (Narcissus) và thuộc họ nhà Loa Kèn (Amaryllidaceae).
1.1. Nguồn gốc hoa Thủy Tiên
Loài hoa này vốn có nguồn gốc từ một số quốc gia ở châu Âu, cụ thể là ở khu vực Địa Trung Hải trải dài từ Bồ Đào Nha đến Thổ Nhĩ Kỳ. Sau này hoa còn được phát hiện ở các quốc gia châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam.
Theo như thống kê ghi nhận được thì hiện trên thế giới đang có đến khoảng 20.000 loài hoa Thủy Tiên khác nhau còn tồn tại và phát triển.
Hình ảnh hoa Thủy Tiên
1.2. Đặc điểm hoa Thủy Tiên
- Về thân: Là loài hoa có thân thảo, thân có dạng hành cứng, mọc hoang dã trong tự nhiên và sống rất lâu năm. Thân của cây có chiều cao trung bình vào khoảng từ 40-60cm, mọc theo chiều thẳng đứng.
- Về lá: Lá cây có dạng dài như lá lúa, phần đầu nhọn, có màu xanh lục. Khi cây hoa càng già thì phần lá cây càng cứng và chắc chắn.
- Về hoa: Phát triển ở đầu ngọn của thân cây. Bông hoa nở rực rỡ tựa trông gần giống hoa loa kèn. Hoa có mùi thơm ngào ngạt nhưng dễ chịu. Hoa có đủ các màu sắc rực rỡ khác nhau từ trắng, đỏ, hồng, vàng,…
- Về rễ: Phần rễ của hoa Thủy Tiên được cấu tạo dưới dạng củ hoa, giống như nhiều loài hoa khác hiện nay. Từ đó thân cây mọc lên từ củ hoa và phát triển thành dạng hoa như hiện nay.
2 Công dụng của hoa Thủy Tiên
Hoa Thủy Tiên mang đến một số công dụng hữu ích, có thể kể đến như sau:
2.1. Trang trí nhà cửa
Hoa Thủy Tiên có vẻ đẹp vô cùng bắt mắt và rực rỡ, do đó nó thường được dùng để trồng trong nhà, trong vườn hoa với mục đích là trang trí nhà cửa, tô điểm cho không gian xung quanh trở nên đẹp mắt hơn. Ngoài ra, loài hoa này được cho là có khả năng thanh lọc không khí, tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả.
2.2. Làm mỹ phẩm
Hoa Thủy Tiên thường được thu hoạch để chiết xuất lấy tinh dầu, phục vụ mục đích sản xuất nước hoa, mỹ phẩm làm đẹp cho chị em phụ nữ.
2.3. Làm dược liệu
Tinh dầu của hoa Thủy Tiên có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn cao. Do đó nó được thu hoạch để phục vụ cho việc bào chế một số loại thuốc chữa bệnh.
2.4. Làm quà tặng
Hoa Thủy Tiên là loài hoa có nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Vậy nên bạn hoàn toàn có thể dành tặng một bó hoa tươi thắm gửi đến những người mà bạn yêu quý nhân những dịp đặc biệt như khai trương, sinh nhật,…
3 Ý nghĩa hoa Thủy Tiên
Là loài hoa đẹp nên rất được mọi người ưa chuộng để trồng vào mỗi dịp Tết đến hoặc đầu Xuân năm mới. Đó là bởi đây là loài hoa nhiều màu sắc, mỗi màu sắc lại mang đến một ý nghĩa tốt đẹp.
3.1. Ý nghĩa hoa Thủy Tiên đỏ
Màu đỏ của hoa tượng trưng cho sự may mắn, tốt đẹp, một sự khởi đầu mới đầy thuận lợi cho một năm mới đến. Do đó màu hoa này được rất nhiều người ưa chuộng để trồng nhân dịp năm mới.
3.2. Ý nghĩa hoa Thủy Tiên vàng
Màu vàng của hoa là màu tượng trưng cho tiền tài, tài lộc, may mắn. Nếu dùng hoa để làm quà tặng sẽ mang đến ý nghĩa cầu chúc cho người được tặng sẽ thành công, gặt hái được nhiều tài lộc, thịnh vượng.
3.3. Ý nghĩa hoa Thủy Tiên tím
Màu tím của hoa tượng trưng cho nét đẹp quyến rũ, bí ẩn và quý phái. Bên cạnh đó, màu tím còn là màu của sự thủy chung, gắn kết.
3.4. Ý nghĩa hoa Thủy Tiên trắng
Màu trắng của hoa tượng trưng cho sự trong sáng, thánh thiện, thuần khiết. Ngoài ra màu trắng còn đại diện cho vẻ đẹp tinh khôi của tình yêu mới chớm nở.
3.5. Ý nghĩa hoa Thủy Tiên hồng
Màu hồng của hoa tượng trưng cho sự hạnh phúc, ấm áp và viên mãn. Do đó bạn có thể dành tặng cho người vợ, người chồng của mình bó hoa đẹp mắt vào những dịp kỷ niệm ngày cưới hoặc sinh nhật nhé.
4 Cách trồng hoa Thủy Tiên
Hoa Thủy Tiên thông thường được trồng bằng củ hoa. Sau đây là các bước hướng dẫn chi tiết để bạn có thể xử lý củ hoa đúng cách, từ đó giúp cho việc trồng hoa trở nên thuận lợi hơn:
Đầu tiên, bạn nên lột nhẹ nhàng để bỏ đi lớp vỏ nâu ngoài cùng của củ hoa nhằm tiến hành việc cắt gọt bên trong. Sau đó, bạn hãy dùng dao tách bỏ hết các bẹ lá khô bên trong và đem củ hoa đó ngâm vào trong nước sạch khoảng 48 tiếng đồng hồ để giúp cho củ hoa trở nên căng tròn nhằm gọt dễ hơn.
Tiếp theo, củ hoa đã ngâm đủ nước sẽ được tiến hành bóc vỏ để tách bỏ từng lớp. Trong khi bóc vỏ, nếu bạn phát hiện các mầm non mọc xiêu vẹo, mất thẩm mỹ thì có thể dùng dao loại bỏ.
Kế đến, sau khi bạn đã bóc vỏ cho củ hoa đến sát phần bào mầm bao bọc mầm hoa chính thì dừng tay. Hoặc đơn giản hơn, khi nào bạn nhìn thấy các mầm hoa nằm thẳng hàng với nhau thì tức là việc bóc vỏ đã hoàn tất.
Sau đó, bạn hãy dùng một con dao hoặc dụng cụ bào gọt, để khoét sâu vào giữa các khe của mầm hoa. Hãy nhẹ tay và khéo léo rạch để làm lộ ra phần bao hoa. Đặc biệt bạn phải chú ý không được rạch đứt mầm hoa.
Sau khi đã rạch xong, hãy rửa lại củ hoa với nước sạch, sau đó có thể tiến hành mang đi trồng được rồi.
5 Cách chăm sóc hoa Thủy Tiên
Sau đây là những lưu ý giúp bạn có thể chăm sóc hoa Thủy Tiên một cách tốt nhất:
5.1. Lựa chọn thời điểm trồng
Hoa Thủy Tiên thông thường sẽ được trồng bằng củ hoa thay vì trồng bằng hạt giống để nhằm tiết kiệm thời gian thu hoạch cũng như công chăm sóc. Thời điểm lý tưởng để bắt đầu trồng hoa Thủy Tiên thường là từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Vậy nên đến khi dịp Tết diễn ra vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 thì hoa sẽ nở kịp lúc để có thể trang trí được rồi.
5.2. Lựa chọn loại đất trồng
Hoa Thủy Tiên ưa thích loại đất thịt có nhiều mùn và giàu dinh dưỡng. Ngoài ra đất trồng cần có độ tơi xốp và khả năng thông thoáng tốt. Độ pH lý tưởng cho đất trồng hoa nên từ 5.5 đến 7.5 sẽ đảm bảo cây có khả năng thích nghi và sinh trưởng tốt.
5.3. Nhiệt độ
Hoa Thủy Tiên là loài hoa ưa thích khí hậu mát mẻ, cho nên nhiệt độ phù hợp nhất để cây hoa có thể phát triển nên từ 15-25 độ C. Nếu nhiệt độ quá nóng có thể ảnh hưởng đến khả năng ra hoa. Còn nếu nhiệt độ quá lạnh sẽ khiến cây khó phát triển.
5.4. Ánh sáng
Hoa Thủy Tiên là loài hoa ưa ánh sáng ở mức trung bình, nó thường không chịu được ánh sáng Mặt Trời quá mạnh. Vậy nên khi bạn định trồng hoa ở ngoài trời, bạn cần thiết kế hệ thống che chắn một cách hợp lý để không ảnh hưởng xấu đến cây mà vẫn giúp hoa có thể phát triển tốt.
5.5. Nước tưới
Hoa Thủy Tiên là loài cây khá ưa ẩm, vậy nên bạn cần duy trì tưới cho cây hoa một cách đều đặn tối thiểu 1 lần/ngày, có thể tăng thêm lần tưới khi thời tiết bước sang mùa hè nóng nực.
5.6. Bón phân
Nên bón phân vi sinh hoặc phân NPK cho hoa Thủy Tiên vào giai đoạn đầu khi cây hoa mới phát triển. Trong quá trình khi cây chuẩn bị ra hoa, bạn có thể tiến hành bón thúc để kích thích cây nhanh ra hoa hơn vào đúng thời điểm mà bạn cần.
6 Hoa Thủy Tiên có độc không?
Mặc dù là loài hoa có vẻ ngoài tuyệt đẹp cùng hương thơm ngát dễ chịu. Thế nhưng theo như nhiều nghiên cứu lại cho thấy rằng, hoa Thủy Tiên có chứa độc tố alkaloids rất độc ở lá. Độc tố này nếu như con người hấp thụ phải sẽ gây ra tình trạng nhức đầu, chóng mặt, nôn mửa, thậm chí là tiêu chảy và co giật. Vậy nên bạn tuyệt đối không được ăn lá của hoa cũng như giữ cho trẻ nhỏ và vật nuôi trong nhà tránh xa lọ hoa Thủy Tiên nhé.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/y-nghia-cac-mau-hoa-thuy-tien-va-cach-trong-giup-hoa-no-dep-ruc-ro-d304658.html” alt_src=”” name=””]