Rễ cỏ, xác cỏ khi phân hủy cải thiện lượng hữu cơ trong đất, giúp đất giàu mùn và phì nhiêu hơn.
Giữ cỏ trong vườn là một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ và nâng cao chất lượng đất. Trước đây, những người làm nông nghiệp luôn có quan niệm rằng cỏ dại là kẻ thù, bởi nó sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với cây. Và luôn phải vất vả để diệt cỏ bằng việc cuốc xới hay phun xịt thuốc. Nhưng quan niệm này đang dần thay đổi khi người làm vườn nhận ra những lợi ích đặc biệt mà cỏ dại mang lại cho đất trồng.
1. Nó có thể đo dinh dưỡng và nước trong chậu
Những cỏ dại này vừa là máy đo nước vừa là máy đo độ phì nhiêu, có thể quan sát điều kiện khô và ướt của đất bầu thông qua cỏ dại và cung cấp thông tin tham khảo cho việc tưới nước hàng ngày. Thường cỏ thẳng đứng là biểu thị không thiếu nước, nếu cỏ héo úa nghĩa là bầu đất tương đối khô.
Đồng thời, bộ rễ của cỏ dại nói chung tương đối phát triển, phản ánh nhanh hơn tình trạng phì nhiêu của đất lưu vực.
Ngoài ra cỏ giúp điều hòa dinh dưỡng đất, khi được cắt tỉa hay chết đi tự nhiên, cỏ trả lại dinh dưỡng cho đất. Rễ cỏ, xác cỏ khi phân hủy cải thiện lượng hữu cơ trong đất, giúp đất giàu mùn và phì nhiêu hơn.
2. Phản ánh mức độ thối rễ
Một số chậu cây bị thối rễ, trên thực tế cỏ dại cũng có thể ngăn rễ bị thối. Bệnh thối rễ cây bonsai chủ yếu xảy ra trong điều kiện khí hậu mùa hè nhiệt độ cao, ẩm độ cao, mây mưa liên tục, nắng xen kẽ.
Rễ cỏ giúp đất tơi xốp, thoáng khí, đưa được nhiều O2 và CO2 vào tầng đất sâu, giúp rễ cây trồng hô hấp và hấp thu dinh dưỡng dễ dàng hơn.
Ngoài ra nó cũng giúp đất giữ ẩm tốt hơn, đưa được nước và dinh dưỡng vào sâu hơn, hạn chế sự bốc hơi nước khi nắng nóng, phòng chống thối rễ khi quá thiếu nước hoặc thừa nước.
3. Cải thiện chất đất
Giữ cỏ giúp tạo môi trường thuận lợi cho hệ sinh vật đất phát triển, hoạt động cải thiện chất lượng đất hiệu quả hơn. Giúp bảo vệ cây trồng trước sự tấn công của nấm bệnh.
Việc che phủ mặt đất giúp hạn chế quá trình rửa trôi các kim loại kiềm cũng góp phần ổn định pH đất. Bên cạnh đó một số loại khác có khả năng xua đuổi tuyến trùng, côn trùng gây hại hay thu hút các loài thiên địch.
Ví dụ cỏ dại có thể tận dụng độ mặn cao nhưng cây trồng chính lại rất khó và bị ảnh hưởng xấu. Cỏ dại có thể sống sót tốt trong đất có ít chất dinh dưỡng, như loại Imperata cylindrica. Loại cỏ này vì thế là những chỉ số tốt để đánh giá độ phì nhiêu của đất.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/co-dai-trong-chau-cay-dung-voi-nho-sach-de-lai-ban-se-hoc-duoc-nhieu-tu-no-d303898.html” alt_src=”” name=””]