Chổi lau nhà mọc nấm, cây lau nhà mọc cỏ dại bonsai hay bốc mùi khó chịu, làm nhà càng lau càng bẩn và ảnh hưởng tới sức khỏe, không gian sống và làm việc của các thành viên trong nhà. Sau đây là những cách đơn giản, hiệu quả nhất để làm sạch chúng.
Những bụi nấm bonsai khó ngờ
Chị Lê Thị Hoài (Hà Nội) về quê 2 tuần, khi trở về nhà sờ đến cây lau nhà mọc cả một dàn cây non. Cầm cái chối quét nhà thì giật mình vì có mấy cây nấm bonsai dài ngoằng xám xịt. Chị nghĩ đó là do chổi lâu ngày không được sử dụng, cây lau nhà dùng xong vắt kiệt mà không phơi nên mới mọc nấm lên như vậy.
Cây dại và nấm vốn phát triển ở những khu vực tối tăm và không mấy vệ sinh, nhưng khả năng sống mãnh liệt nên có thể sinh trưởng cũng như phát triển ở nhiều môi trường khác nhau, đặc biệt là ở những khu vực ẩm ướt.
Cây lau nhà vắt kiệt mà không phơi có thể mọc nấm. Ảnh minh họa.
Vì chổi và cây lau nhà đó mới mua nên chị đành tìm hiểu cách làm sạch cây lau nhà để còn dùng lại, chứ vứt đi thì khá là tiếc tiền. Vả lại sắp tới mùa nồm ẩm cũng cần biết cách làm sạch chổi và cây lau nhà để dùng cho bền, lau nhà cho sạch.
Chổi mọc nấm, cây lau nhà mọc cây nhiều người đã gặp phải, bên cạnh đó còn chuyện khăn lau nhà, cây lau nhà giặt sạch cũng có thể bốc mùi ẩm ướt khó chịu. Chưa kể thói quen lau nhà xong không giặt lại cây lau nhà, khăn lau nhà khiến mỗi lần lau nhà lại thêm bẩn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, không gian sống và làm việc của bạn và các thành viên trong nhà.
Vì vậy cần vệ sinh chổi và cây lau nhà, khăn lau nhà rất cần thiết để không có chỗ cho vi trùng và vi khuẩn có hại sinh sôi nảy nở. Sau đây là cách làm sạch chổi, cây lau nhà, khăn lau nhà.
Với khăn lau lông vũ
Giặt khăn lau sạch bụi bằng cách giũ thật mạnh khăn và và khử khuẩn như sau:
– Đổ đầy nước ấm vào bồn rửa, thêm vài giọt nước giặt và ngâm khăn lau bụi trong dung dịch 1 phút, rồi đeo găng tay vò sạch trong dung dịch đó. Xả sạch rồi vắt nhẹ khăn lông vũ rồi phơi khăn chỗ sạch, để khô tự nhiên. Nên vắt đầu lau trước rồi phơi dưới ánh nắng trực tiếp để khử trùng hiệu quả hơn.
– Vì lông vũ dễ bám bụi và cặn bẩn nên cần giữ khăn khô ráo và không để ẩm ướt. Khi khăn khô thì lật mặt phải của khăn lau và dùng tay làm tơi lông vũ. Để tránh vi khuẩn và nấm mốc phát triển thì khi khăn khô hoàn toàn hãy cất đi.
Làm sạch cây lau nhà và các dụng cụ lau nhà
– Lắc thật mạnh cây lau sàn hoặc các dụng cụ làm sạch khác để cặn bẩn rơi xuống rồi cho vào xô nước nóng để giặt sạch.
– Cuối cùng vắt kiệt nước rồi giũ ra phơi cho khô tự nhiên (phần đầu vải ở trên cao tránh bụi bẩn bám vào). Với những cây lau nhà có thể tháo rời phần bông lau thì có thể giặt sạch bằng máy giặt, pha nước ấm với thuốc tẩy tỷ lệ 50/50 là sạch.
– Để cây lau nhà, khăn lau nhà khô ráo rồi mới treo vào chỗ quy định, như thế mới tránh được vi khuẩn và nấm mốc tích tụ.
Lưu ý là cần giặt kỹ đầu lau thật sạch sau mỗi lần dùng, bởi xà phòng và bụi bẩn còn sót lại sẽ làm hỏng đầu lau nên bạn cần giặt thật sạch.
Cách giặt đầu lau quay trong máy giặt
Một số loại cây lau sàn có thể tháo rời đầu lau, nhưng nên kiểm tra xem nhà sản xuất có cho phép giặt loại đầu lau đó trong máy giặt hay không rồi hãy cho vào máy và giặt cùng bột giặt, hoặc nước giặt thông thường.
Cần giặt sạch cây lau nhà và phơi khô ráo hãy cất đi. Ảnh minh họa.
Làm sạch cây lau nhà bằng giặt tay
Nếu đầu lau không thể giặt bằng máy thì giặt tay sẽ giúp bạn xử lý các vết bẩn bằng cách: Ngâm đầu lau 15 phút trong hỗn hợp nước sạch và và thuốc tẩy với tỷ lệ 50/50. Sau đó vắt sạch và phơi dưới ánh nắng đến khi đầu lau sàn khô ráo hoàn toàn.
Làm sạch cây lau nhà bằng xà phòng, thuốc tẩy
– Đeo găng tay cao su (để bảo vệ da tay), nhúng đầu cây lau nhà vào trong xô rồi vò tay đầu cây lau nhà dưới vòi nước nóng cho sạch.
– Đổ xà phòng, thuốc tẩy, thêm nước nóng tới khi ngập nước thì vò qua một lát rồi ngâm qua đêm.
– Sáng hôm sau vắt khô đầu cây lau nhà, phơi tãi các đầu sợi để nhanh khô. Cây lau nhà, khăn lau nhà và cả chổi ẩm ướt bốc mùi khó chịu làm theo cách này 10 phút sau là sạch và hết mùi.
Cách vệ sinh cây lau nhà sạch chất bẩn, vi khuẩn bằng nước rửa bát
Vệ sinh chổi trước khi làm sạch bằng cách cầm chổi đập mạnh vào tường hoặc bất kỳ bề mặt cứng nào xung quanh vườn nhà để bụi bẩn rơi ra ngoài (làm 1 tuần/lần, nhớ đeo khẩu trang để tránh hít phải bụi bẩn và mùi độc hại.
Sau đó cho đầu chổi vào xô nước ấm và nước rửa bát, rồi ngâm khoảng 30 phút. Trong khi ngâm đầu chổi thì lau sạch cán chổi bằng chất khử trùng. Sau đó rửa sạch đầu chổi bằng nước ấm và để chổi khô tự nhiên.
Làm sạch bằng muối – baking soda – nước rửa bát
Giũ và giặt qua chổi lau nhà.
Lần lượt cho muối – baking – soda và nước rửa bát vào xô nước sôi, rồi ngâm cây lau nhà 10 phút. Dưới tác động của nhiệt độ và hóa chất nấm mốc, vi khuẩn sẽ bị loại bỏ. Sau 10 phút giặt lại với nước sạch, vắt nước và để ở chỗ thoáng mát cho khô.
Dùng dấm xử lý mùi hôi của cây lau nhà
Khi thấy cây lau nhà bốc mùi khó chịu cần làm như sau:
– Rửa sạch đầu cây lau nhà bằng nước sạch, nóng rồi vắt khô.
– Đổ vào xô nước một lượng nước và giấm trắng có tỉ lệ tương đương nhau. Ngâm đầu chổi trong xô qua đêm. Dấm sẽ khử mùi cũng như khử trùng vi khuẩn.
– Rửa sạch lại bằng nước nóng và phơi khô
Hầu hết các đầu cây lau đều được làm bằng sợi bông dày nên chứa nhiều vi khuẩn và nấm mốc. Làm sạch đầu chổi lau nhà hàng tuần giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn và giúp chúng làm tốt nhất công việc của mình. Đầu chổi sạch cũng có khả năng hấp thụ nhiều nước và bụi bẩn hơn từ sàn nhà.
Cách giữ cây lau nhà sạch sẽ
– Treo cây lau nhà nơi khô ráo và thoáng mát, cao hơn mặt đất vài chục cm và đừng để đầu lau chạm sàn, hoặc bị kéo lê trên sàn sẽ làm bẩn trở lại.
– Thay đầu lau 2-3 tháng một lần để sàn nhà luôn được tẩy rửa như mới.
[yeni-source src=”https://giadinh.net.vn/gai-nguoi-cay-lau-nha-moc-nam-moc-va-nhung-cach-don-gian-nhung-hieu-qua-nhat-de-lam-sach-chung-17222010917542092.htm” alt_src=”” name=””]