Theo nghiên cứu tâm lý học, trẻ càng sớm được dạy để kiểm soát cảm xúc của mình thì càng tốt cho tương lai về sau.
Trong quá trình lớn lên của trẻ, các bậc cha mẹ thường đau đầu nhất vì những cảm xúc bấp bênh của con cái. Đôi khi đứa trẻ một phút trước đang vui vẻ nhưng giây sau liền thể hiện thái độ bực bội hoặc dễ quấy khóc.
Mặc dù việc nhiều trẻ nhỏ không ổn định về mặt cảm xúc là bình thường nhưng điều này nếu xảy ra quá thường xuyên cũng cho thấy bé khả năng kiểm soát cảm xúc kém, cha mẹ cần chú ý giáo dục bé khả năng kiểm soát cảm xúc sớm, bởi điều này rất quan trọng đối với sự hình thành và ổn định nhân cách của trẻ trong tương lai.
Hậu quả của việc kiểm soát cảm xúc kém của trẻ là gì?
Theo các chuyên gia tâm lý, nếu biết kiểm soát cảm xúc của bản thân, luôn giữ được mình trong trạng thái an bình, trẻ lớn lên sẽ có đời sống an lạc thì đầu óc sẽ minh mẫn, sáng suốt, làm việc hiệu quả, biết yêu thương, chia sẻ và dễ dàng thành công hơn.
Trong khi đó, những đứa trẻ kiểm soát cảm xúc kém lâu dần dễ hình thành tính cách nóng nảy, dễ bị tổn thương và khó tạo ra những mối quan hệ bền vững. Những đứa trẻ này cũng thường dễ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài.
Nhiều trẻ nhỏ một phút trước đang vui vẻ nhưng giây sau liền thể hiện thái độ bực bội hoặc dễ quấy khóc.
Đồng thời, khi trẻ thường xuyên tức giận hoặc vui buồn thất thường, cơ thể sẽ tiết ra chất “cortisol do cholesterol”, chất này nếu liên tục được tạo ra và tích tụ trong một thời gian dài, có thể gây giảm hệ thống miễn dịch, cơ thể trẻ dễ suy yếu đi.
Trong một số trường hợp, trẻ tức giận sẽ có nghĩa là mất kiểm soát cảm xúc, có thể dẫn đến các vấn đề trong gia đình và các vấn đề với những đứa trẻ khác.
Yếu tố thể chất cũng giảm đi vì một đứa trẻ rất hay nổi giận sẽ dễ gặp các vấn đề rối loạn nhịp tim hoặc các vấn đề liên quan đến huyết áp. Do đó, cha mẹ quan cần tâm đến vấn đề tình cảm và thế giới tinh thần của con cái.
Những đứa trẻ biết kiểm soát cảm xúc tốt hơn sẽ có những biểu hiện nào?
Cảm xúc là khả năng độc đáo và quan trọng nhất của con người, điều này cũng cho thấy nếu trẻ học cách kiểm soát cảm xúc tốt thì sự phát triển của trẻ sẽ suôn sẻ hơn. Vậy trẻ kiểm soát cảm xúc tốt sẽ có những dấu hiệu như thế nào?
Trước hết, khả năng tự chủ của trẻ mạnh hơn, điều này sẽ khiến trẻ có tính kỷ luật cao hơn. Thực chất đây là hoạt động của quá trình hình thành nhân cách ổn định của trẻ. Những đứa trẻ có kỷ luật sẽ tốt hơn và khỏe mạnh hơn những đứa trẻ vô kỷ luật cả trong học tập và cuộc sống.
Trẻ biết kiểm soát cảm xúc thì khả năng tự chủ của trẻ mạnh hơn, điều này sẽ khiến trẻ có tính kỷ luật cao hơn.
Trẻ biết kiềm chế cảm xúc cũng sẽ kiểm soát được những ham muốn của bản thân, chẳng hạn như ham mua sắm, ham chiến thắng. Dần dần, đứa trẻ sẽ cải thiện một số điểm mấu chốt trong cuộc sống của mình, để trẻ giỏi hơn những người khác một cách vô thức.
Cuối cùng, khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập của trẻ sẽ dần trở nên mạnh mẽ hơn. Theo nghiên cứu khoa học, con người dành 30% cuộc đời ở trạng thái cảm xúc tiêu cực, và thời gian còn lại là dành để đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
Do đó, nếu trẻ học được cách đối phó với cảm xúc của chính mình, cuộc sống tương lai sẽ dễ dàng thành công hơn.
Cách tốt nhất để giáo dục trẻ kiểm soát cảm xúc là gì?
Theo nghiên cứu tâm lý học, một người kiểm soát cảm xúc càng tốt thì thành tích của người đó trong các lĩnh vực khác nhau càng cao.
Thực tế này cho chúng ta thấy rằng việc giáo dục trẻ kiểm soát cảm xúc là vô cùng quan trọng. Trẻ càng sớm được dạy để kiểm soát cảm xúc của mình thì càng tốt cho tương lai về sau. Đối với việc giáo dục kiểm soát cảm xúc của trẻ, dưới đây là một vài gợi ý mà cha mẹ có thể tham khảo.
Dạy con cách nhận biết cảm xúc của chính mình
Trước hết, cha mẹ nên dạy con nhận biết cảm xúc, nhất là đối với những cảm xúc tiêu cực, cha mẹ cũng nên dạy con nhận biết những cảm xúc xấu này và học cách chấp nhận chúng.
Khi trẻ tức giận cha mẹ nên để trẻ nhận ra cảm xúc tức giận, khi trẻ buồn cha mẹ nên nói cho trẻ biết cảm xúc này gọi là buồn.
Ai cũng sẽ có những cảm xúc tiêu cực, hãy nhớ cho trẻ biết rằng đây không phải là điều xấu, đây là điều bình thường, và con phải học cách chấp nhận và vượt qua chúng.
Cha mẹ nên dạy con nhận biết cảm xúc, nhất là đối với những cảm xúc tiêu cực.
Cha mẹ nên bao dung với con
Thứ hai, cha mẹ nên bao dung với những cảm xúc nhỏ nhặt của con, đừng nóng vội, hãy kiên nhẫn hơn với con, đồng thời cha mẹ cũng nên kiểm soát tốt cảm xúc của mình.
Cha mẹ tất nhiên sẽ cảm thấy mệt mỏi khi phải đối mặt với nhiều cảm xúc khác nhau của con cái trong một thời gian dài, nhưng cần lưu ý rằng lời nói và việc làm của cha mẹ sẽ đóng vai trò là tấm gương cho con về sau.
Đồng thời, đừng để trẻ ôm chặt mọi cảm xúc trong lòng mà hãy hướng dẫn, giúp trẻ trút bỏ những cảm xúc tiêu cực.
Chú ý đến nhu cầu cảm xúc của trẻ
Cha mẹ nên chú ý đến những nhu cầu ẩn sau cảm xúc của con cái, không nên hời hợt và chú ý hơn đến việc tại sao trẻ lại có những cảm xúc tiêu cực như vậy.
Khi cha mẹ tìm ra những vấn đề thực sự và giải quyết những vấn đề này, sẽ giúp mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái gắn kết hơn.
Ôm và âu yếm con thường xuyên hơn
Tùy vào độ tuổi của con, cha mẹ có thể cho bé những cử chỉ âu yếm như ôm hôn, vỗ về. Điều đó sẽ giúp điều trị vết thương lòng của bé và giúp mọi thứ trở nên tốt hơn.
Cha mẹ có thể cho bé những cử chỉ âu yếm như ôm hôn, vỗ về để giúp con ổn định cảm xúc và tinh thần tốt hơn.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tre-biet-biet-quan-ly-cam-xuc-lon-len-de-thanh-cong-cha-me-dung-quen-day-con-dieu-nay-d304300.html” alt_src=”” name=””]