Một số quan niệm nuôi dạy sai lầm của cha mẹ có thể dễ mắc phải, khiến trẻ ảnh hưởng tâm lý, suy giảm trí tuệ.
Cha mẹ nào cũng mong muốn mang lại những điều tốt nhất cho con và được thể hiện tình cảm yêu thương dành cho con của mình.
Tuy nhiên, một số phụ huynh thường đặt kỳ vọng quá cao vào trẻ, hay dạy con quá nghiêm khắc, điều này vô tình ảnh hưởng lớn đến thể chất và tinh thần của trẻ.
3 sai lầm cha mẹ dễ mắc phải trong quá trình giáo dục trẻ
Một số quan niệm nuôi dạy sai lầm của cha mẹ có thể dễ mắc phải, khiến trẻ ảnh hưởng tâm lý, suy giảm trí tuệ.
Quá nghiêm khắc với trẻ
Nghiêm khắc với con cái là điều tốt nhưng phải làm ở mức độ nhất định, nghiêm khắc quá mức chắc chắn sẽ gây ra áp lực tâm lý rất lớn cho trẻ, đặc biệt là một số sai lầm nhỏ.
Việc giáo dục nghiêm khắc của cha mẹ không những không đạt được hiệu quả như mong muốn, mà còn dễ khiến trẻ cảm thấy thất vọng.
Nghiêm khắc với con cái là điều tốt nhưng phải làm ở mức độ nhất định, nghiêm khắc quá mức chắc chắn sẽ gây ra áp lực tâm lý rất lớn cho trẻ.
Gây áp lực bằng lời nói
Hầu hết các bậc cha mẹ đều vô tình thốt ra những câu nói có thể khiến con cái họ cảm thấy nhiều áp lực, chẳng hạn như “Cha mẹ vất vả để kiếm tiền cho con ăn học, nhưng sao con vẫn chưa học tốt?”
Những lời nói này sẽ khiến trẻ cảm thấy tội lỗi, khi không đáp ứng được yêu cầu của cha mẹ thì áp lực sẽ rất lớn, trái tim sẽ cảm thấy bất lực và tuyệt vọng, nếu bị áp lực quá lớn trẻ có thể trở nên lo lắng, sợ hãi, và thậm chí mất hứng thú với học tập, cuộc sống.
Kỳ vọng vào trẻ quá cao
Một số ông bố, bà mẹ vì luôn mong muốn con mình trở thành người tài giỏi, xuất chúng hơn người. Bởi khi cha mẹ đã ép buộc con phải tuân theo răm rắp theo sự chỉ đạo của mình. Thậm chí, một số phụ huynh thường đưa ra thời gian biểu để con học hoặc tập luyện theo ý thích của mình chính xác từng phút, từng giờ.
Nếu sự kỳ vọng quá cao của cha mẹ vô hình trung sẽ làm gia tăng áp lực tinh thần của con cái, đứa trẻ nào cũng mong được cha mẹ ghi nhận, nhưng khi cố gắng hết sức mà không đạt được kỳ vọng của cha mẹ, chắc chắn trẻ sẽ bị ảnh hưởng nội tâm và trở nên tiêu cực, bi quan, nghi ngờ và phủ nhận bản thân.
Nếu sự kỳ vọng quá cao của cha mẹ vô hình trung sẽ làm gia tăng áp lực tinh thần của con cái.
Những ảnh hưởng đến trẻ khi cha mẹ áp dụng phương pháp nuôi dạy chưa phù hợp
Xuất phát từ quan niệm nuôi dạy sai lầm của cha mẹ, dễ khiến trẻ ảnh hưởng tâm lý, từ đó tạo ra một số hệ lụy không tốt.
Dễ dàng từ bỏ
Khi áp lực vượt quá sức chịu đựng của bản thân, trẻ có thể nảy sinh ý định từ bỏ bản thân, mất tập trung vào việc học, mất nhiệt huyết và động lực chiến đấu, không hứng thú với mọi việc.
Mối quan hệ cha mẹ – con cái dễ xấu đi
Nếu cha mẹ đặt quá nhiều áp lực lên trẻ sẽ dễ khiến trẻ nổi loạn, chán nản, lâu dần, cha mẹ mất đi sự gần gũi và tin tưởng, có thể gây rạn nứt tình cảm gia đình.
Nhiều đứa trẻ hầu như thích im lặng và không muốn trò chuyện hay chia sẻ với cha mẹ bất cứ điều gì.
Nếu cha mẹ đặt quá nhiều áp lực lên trẻ sẽ dễ khiến trẻ nổi loạn, chán nản, lâu dần, cha mẹ mất đi sự gần gũi và tin tưởng.
Học hành ngày càng sa sút
Khi trẻ phải chịu áp lực lớn, não bộ sẽ tiết ra một loại hormone căng thẳng có tên là cortisol, chất này sẽ làm tổn thương tế bào não và làm cho vỏ não trước trán bị co lại, từ đó ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng tư duy, chú ý, sẽ gây ra các vấn đề như như mất tập trung, giảm trí nhớ, khó học dẫn đến kết quả học tập ngày càng sa sút.
Chúng ta sẽ mất khoảng 3 đến 4 giờ để cortisol phân hủy sau khi tiết ra, nhưng trẻ càng căng thẳng thường xuyên và kéo dài, thì cortisol luôn ở mức cao hơn và nó càng gây hại cho não. Điều này có thể dẫn đến gây tổn thương mãn tính cho não bộ.
Thiệt hại cho sức khỏe
Căng thẳng không chỉ gây hại cho não mà còn gây hại cho sức khỏe của cơ thể, căng thẳng sẽ làm tăng tiết adrenaline, gây ra các vấn đề như tim đập nhanh, huyết áp tăng, khi áp lực không được giải phóng, não sẽ truyền tín hiệu đến nhiều vùng khác nhau của cơ thể, ảnh hưởng đến dạ dày và ruột, dễ gây tiêu chảy, đau bụng và các vấn đề khác.
Khi trẻ phải chịu áp lực lớn, não bộ sẽ tiết ra một loại hormone căng thẳng có tên là cortisol, chất này sẽ làm tổn thương tế bào não, ảnh hưởng đến trí nhớ, học tập về sau.
Vậy cha mẹ nên làm gì để nuôi dạy con khỏe mạnh, thông minh?
Một số chuyên gia tâm lý đã đưa ra những lời khuyên đáng tin cậy, nhằm giúp các bậc làm cha làm mẹ có được phương pháp tốt nhất để nuôi dạy con mình cả về thể chất và tinh thần.
Không so sánh con với đứa trẻ khác
Đây là quan niệm dễ mắc phải của cha mẹ Việt, thường thích so sánh thành thích của con với bạn bè, vì cho rằng điều này có thể thúc đẩy trẻ phát triển. Nhưng điều đó hoàn toàn không đúng, dù là anh chị em ruột thịt của trẻ thì việc so sánh này cũng sẽ khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương lòng tự trọng và cho rằng mình xấu.
Trẻ nhỏ sẽ cảm thấy nặng nề về tinh thần khi liên tục bị so sánh với các bạn khác. Điều này sẽ gây áp lực rất lớn cho con, khiến con lo lắng, mất ăn mất ngủ khi cần thực hiện tốt hơn.
Vì vậy, nếu học lực của con chưa tốt, mẹ hãy ngồi lại nói chuyện với con, tìm ra nguyên nhân và giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này.
Nếu học lực của con chưa tốt, mẹ hãy ngồi lại nói chuyện với con, tìm ra nguyên nhân và giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này.
Theo dõi nhịp điệu phát triển của trẻ
Sự phát triển của trẻ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố môi trường và những trải nghiệm mà trẻ có.
Mặc dù trẻ em phát triển đều thông qua một chuỗi các bước và cột mốc, tuy nhiên lại có thể không trải qua các bước này theo cùng một cách hoặc cùng một lúc, chính vì thế cha mẹ cần theo dõi sự phát triển của thường xuyên.
Cha mẹ không nên ham thành công nhanh chóng mà hãy điều chỉnh theo nhịp độ của trẻ và hướng dẫn trẻ đi đúng hướng thay vì thúc giục, điều này sẽ giúp trẻ phát triển nhân cách và thể chất lành mạnh hơn.
Đừng chỉ tập trung vào điểm số
Học tập chỉ là một phần quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ cha mẹ không nên quá xem trọng điểm số mà vô tình tạo áp lực cho con. Ngoài ra, tư cách, đạo đức, trí tuệ cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ đều rất quan trọng.
Cho trẻ được công nhận và khuyến khích nhiều hơn
Sự khẳng định và khuyến khích của cha mẹ là động lực lớn nhất để trẻ tiến lên. So với giáo dục nghiêm khắc, giáo dục khuyến khích có thể thúc đẩy trẻ tiến lên.
Ngay cả khi trẻ gặp thất bại, nếu nhận được những lời động viên, khuyến khích đúng lúc của cha mẹ, trái tim của trẻ vẫn luôn tràn đầy tinh thần chiến đấu.
Đặt kỳ vọng thích hợp
Cha mẹ nên điều chỉnh kỳ vọng của bản thân theo độ tuổi và tình hình học tập của trẻ, hoặc giúp trẻ thiết lập tính hợp lý theo đặc điểm tính cách và sở thích, điều này không chỉ giúp trẻ làm rõ mục tiêu và phương hướng học tập mà còn nâng cao sự tự tin cho trẻ.
Cha mẹ nên công nhận và khuyến khích trẻ nhiều hơn.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/hanh-vi-nay-cua-cha-me-khien-tre-giam-sut-tri-nho-can-sua-cang-som-cang-tot-d302235.html” alt_src=”” name=””]