( Yeni ) – Trái Đất là hành tinh đặc biệt và lạ thường trong vũ trụ với vô số điều mà con người người chưa biết rõ. Cùng khám phá những điều bí ẩn về Trái Đất ngay trong bài viết dưới đây.
Một năm trên Trái đất không phải là 365 ngày
Thực tế một năm trên Trái đất có 365,2564 ngày. Phần dư 0,2564 ngày tạo ra việc cứ 4 năm lại có một năm Nhuận. Đó là lý do tại sao cứ bốn năm một lần lại cộng thêm một ngày vào tháng Hai như năm 2004, năm 2008, năm 2012,… Trường hợp ngoại lệ trong quy tắc này là nếu số năm chia hết cho 100 (năm 1900, năm 2100,..) và chia hết cho 400 (năm 1600, năm 2000,…).
Trái đất quay quanh trục không mất đến 24 giờ
Trái đất quay quanh trục của nó chỉ mất 23 giờ, 56 phút và 4 giây – các nhà thiên văn học gọi đó là một “ngày Thiên văn”. Không có nghĩa là một ngày của chúng ta sẽ ngắn hơn 4 phút. Thời gian thừa sẽ được cộng dồn vào từng ngày, từng tháng – ngày là đêm và đêm là ngày.
Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Mỗi ngày, Mặt Trời chuyển động lệch so với những ngôi sao trên bầu trời khoảng 1 độ so với kích thước của Mặt Trăng trên bầu trời.
Nếu cộng thêm chuyển động từ Mặt Trời thì chúng ta sẽ thấy rằng Trái đất quay quanh Mặt trời cũng giống như đang quay quanh trục của nó, sẽ mất tổng thời gian là 24 giờ.
Trái Đất không tròn
Trái Đất hình cầu, nhưng do các lực hấp dẫn, hành tinh của chúng ta không phải là một vòng tròn hoàn hảo. Thực tế, có một chỗ phình ra xung quanh đường xích đạo. Bán kính địa cực của Trái Đất là 6.320 km còn bán kính xích đạo là 6.341km.
Trái Đất có anh em sinh đôi Theia
Các nhà khoa học cho rằng chúng ta không đơn độc trong quỹ đạo quay quanh Mặt Trời – chúng ta có một hành tinh “sinh đôi” mang tên Theia, có kích cỡ bằng Sao Hỏa và nắm chếch 60 hoặc phía trước hoặc phía sau Hành Tinh Xanh.
Một buổi chiều khoảng 4,533 tỷ năm trước, Theia đâm vào trái đất; phần lớn hành tinh này bị hấp thu, một lượng lớn vật chất bắn ra và rơi vào quỹ đạo quanh Trái Đất để hình thành nên Mặt Trăng.
Vì Mặt Trăng có kích thước lớn khác thường so với một hành tinh thuộc kích cỡ của chúng ta và có các đồng vị kim loại tương tự như trên Trái Đất.
Điểm cao nhất trên Trái Đất không phải là Núi Everest
Đây là một trong những ngọn núi nổi tiếng nhất trên Trái Đất, cao 8.850 m so với mực nước biển. Tuy nhiên, do Trái Đất không tròn nên bất cứ thứ gì nằm dọc xích đạo cũng gần các ngôi sao hơn. Điều này có nghĩa là mặc dù Núi Chimborazo ở Ecuador chỉ cao 6.267,9m so với mực nước biển nhưng vì nó nằm trên điểm phình ra nên về mặt lý thuyết là cao hơn tính từ tâm Trái Đất so với Everest khoảng 2,4km.
90% các đại dương chưa được khám phá
Tuy con người đã lên Mặt Trăng, nhưng chúng ta chưa khám phá hết độ sâu của các đại dương bao la trên Trái Đất.
Trên thực tế, chúng ta mới chỉ khám phá được chưa đầy 10% lòng đại dương.
Đại dương chứa 97% lượng nước của chúng ta và 99% khu vực sống. Trong khi đó, chúng ta mới xác định được 212.906 loài sinh vật biển và có thể còn 25 triệu loài nữa mà chúng ta chưa biết đến.
[yeni-source src=”http://www.khoevadep.com.vn/kham-pha-su-that-thu-vi-ve-trai-dat-ma-nhieu-nguoi-chua-biet-mot-nam-khong-phai-la-365-ngay-search/?id=296927″ alt_src=”” name=”Khoevadep”]