( Yeni ) – Những việc bố mẹ làm có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống của con cái sau này. Họ chính là người có tác động lớn nhất để sự phát triển và hình thành nhân cách của những đứa con. Vì thế, có những việc gieo từ đời trước mà đời sau phải gánh.
“Nghiệp chướng” qua góc nhìn của nhà tâm linh học
Trong dân gian khi bất kỳ ai đó gặp điều không may mắn từ khi mới sinh ra hay trong cuộc sống thường nhật đều buông sẵn câu than thở: “kiếp trước… làm gì nên tội để bây giờ gặp nghiệp chướng thế này”. Tôi đã nhiều lần nghe như vậy nên cũng thắc mắc muốn tìm hiểu nghiệp chướng là gì?
Tìm đến những nhà nghiên cứu tâm linh, thiếu tướng, nhà văn Chu Phác nói với tôi ngắn gọn, dễ hiểu: “Nghiệp chướng thường được tích tụ lâu, thậm chí từ kiếp trước (với những người tin có tiền kiếp, có kiếp sau gọi chung là luân hồi chuyển kiếp-PV); cũng có khi nghiệp chướng được dựng lên ngay trong cuộc sống hiện tại, những người trong gia đình gây ra và báo ứng vào con cái, anh em, người thân của họ.
Vì thế dân gian vẫn nói: “Đời cha ăn mặn đời con khát nước”. “Nghiệp” đơn giản là người sống mắc lỗi và tai ương được trả cho người khác với mức độ nặng nhẹ khác nhau”. Với những người theo đạo Phật thì nghiệp chướng có gì đó gần với thuyết nhân quả, “gieo nhân nào nhận quả ấy”.
Tuy nhiên, theo quan điểm riêng của một số chuyên gia nghiên cứu tâm linh thì nghiệp chướng còn nặng nề hơn nhân- quả, bởi nó không chỉ trả cho một người mà nó trả cho nhiều người, kéo dài cho nhiều đời kế tiếp.
Những nghiệp chướng trong tiền kiếp
Tạo khẩu nghiệp
Trong cuộc sống hàng ngày, cần phải lựa lời mà nói, không được dùng từ đay nghiến, xύc phạм hay làm tổn thương đến người khác. Trước khi nói bất cứ điều gì cũng cần phải xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng. Biết nói lời hay ý đẹp là việc mà cha mẹ cần làm để tích đức cho con.Khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nhất, vì nó dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, nó dẫn đến sự đổ vỡ, dẫn đến sự đau khổ tột cùng, dẫn tới mọi sự phiền não… một lời nói vô tình có thể làm mình và người khác đau khổ ray rứt cả cuộc đời.
Có những người cả đời chẳng bao giờ làm chuyện thiếu đạo đức, thế nhưng những lời nói không đúng đắn, những lời khó nghe và thiếu đức, tạo khẩu nghiệp mỗi ngày cũng là tạo nghiệp ác và đời con cháu sẽ phải gánh đủ.
Trộm cắp
Trộm cắp là hành vi sai trái. Người trộm cắp sẽ chịu quả báo nặng nề đó là nghèo khổ cả đời, con cái sau này sẽ bị người khác ċướp đoạt tài sản.Người trộm ċướp, cho dù có thoát khỏi lưới pháp luật nhưng lương tâm lúc nào cũng lo sợ và nhân quả nghiệp báo ở kiếp sau không thể tránh khỏi.
Rượu chè, cờ bạc
Bố mẹ ɴghiện ɾượυ chè, cờ bạc, sống buông thả, ăn chơi xa đọa, tốn kém không chỉ khiến gia đình suy yếu kinh tế, con cái hư hỏng, không ai chăm sóc mà còn mang nghiệp rất nặng sau này. nghiện ngập những tệ nạn sẽ gây không ít hệ lụy cho cá nhân, gia đình và xã hội, tạo ác nghiệp “nay khổ đời sau khổ”
Keo kiệt, không làm điều thiện
Người sống ki bo chỉ biết tới mình nhất định không phải là người có phúc phần. Người không có tấm lòng bác ái thì nhân duyên sẽ rời xa, cuộc sống sẽ bi đát, thảm họa.Khi gặp người bị nạn, gặp khó khăn thì nên giúp đỡ chứ đừng quay lưng bỏ đi, vô cảm thì ắt về sau sẽ gặp quả báo. Bố mẹ muốn đời này và đời con được hưởng những điều tốt đẹp thì phải chăm làm điều thiện, xuất phát từ tấm lòng từ bi.
Cuộc sống ngắn ngủi, cần phải biết tận dụng thời gian, của cải để làm lợi ích. Biết san sẻ của cải vật chất cho người khốn khó, chính là làm vơi đi tính ích kỷ, keo kiệt, mở rộng lòng thương. Chỉ khi bố mẹ làm được việc này, con cái sau này sẽ sống sung sướng, được mọi người giúp đỡ.
Bất hiếu với cha mẹ
Đây là việc xấu bố mẹ làm trong đời khiến con cái phải gánh tội. Đừng bao giờ bất hiếu với đấng sinh thành. Nên nhớ rằng, tội bất hiếu, chửi mắng, đáɴh đậρ và nói những lời không hay với cha mẹ mình thì sẽ phải gánh chịu quả báo rất nặng về sau. Điển hình là bị chính con mình đối xử tệ bạc y hệt như cách mình đã làm.
[yeni-source src=”https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/doi-cha-an-man-doi-con-khat-nuoc-5-nghiep-chuong-kho-tranh-trong-tuong-lai.html” alt_src=”” name=”Khoevadep”]