Các chuyên gia cho biết, thông qua một số hành vi của trẻ khi còn nhỏ, cha mẹ có thể dự đoán con có hiếu thảo khi lớn lên hay không.
Con cái hiếu thảo với cha mẹ là truyền thống tốt đẹp của người Việt từ xa xưa. Các bậc cha mẹ đều mong con mình lớn lên một cách an toàn và hạnh phúc, thành tài cả về vật chất lẫn tính cách.
Tuy nhiên, hiện nay tình trạng nhiều người trẻ trưởng thành với tính cách bướng bỉnh, không hiếu thuận với cha mẹ. Nguyên nhân dẫn đến việc này được cho là liên quan nhiều đến cách giáo dục của cha mẹ.
Các chuyên gia cho biết, thông qua một số hành vi của trẻ khi còn nhỏ, cha mẹ có thể dự đoán con có hiếu thảo khi lớn lên hay không. Nếu trẻ có bất kỳ hành vi nào trong 3 hành vi này, cha mẹ hãy uốn nắn ngay lập tức.
3 hành vi trẻ ngỗ nghịch từ nhỏ, cha mẹ nên cảnh giác uốn nắn
Thờ ơ trước công sức của cha mẹ
Một số bậc phụ huynh vì lợi ích của con cái mà có thể cho đi mọi thứ. Tuy nhiên, trước sự quan tâm chăm sóc đó, một số trẻ lại thờ ơ, thậm chí không quan tâm đến những vất vả của cha mẹ, khi gặp chuyện chỉ nghĩ đến mình.
Dù được cha mẹ đối xử tốt thế nào thì trẻ cũng sẽ khó để nó đáp lại. Ngay cả khi cha mẹ bị ốm vì làm việc quá sức, ter cũng sẽ không quan tâm quá nhiều.
Trước những đứa trẻ như vậy, cha mẹ hãy thật tỉnh táo. Đừng quá yêu chiều hay không để trẻ làm bất cứ công việc gì ở nhà mà chỉ chăm chăm đáp ứng nhu cầu của trẻ.
Hãy để trẻ tự làm một số việc trong khả năng của mình. Điều này không chỉ giúp trẻ độc lập hơn sau khi trưởng thành mà còn để trẻ hiểu được sự vất vả thường ngày của cha mẹ từ những điều nhỏ nhặt.
Thông qua một số hành vi của trẻ khi còn nhỏ, cha mẹ có thể dự đoán con có hiếu thảo khi lớn lên hay không.
Bướng bĩnh, thích làm trái ý cha mẹ
Những đứa trẻ có xu hướng bất hiếu cũng thường có tính cách mất bình tĩnh, thích làm trái ý cha mẹ khi bị phê bình giáo dục, hiện tượng nổi loạn là rất nghiêm trọng.
Những trẻ có hiện tượng này thường có tinh thần trách nhiệm yếu, một số trẻ sẽ can đảm nhận lỗi và rút kinh nghiệm sau khi mắc lỗi, trong khi một số trẻ không những không chịu nhận lỗi mà còn đổ hết trách nhiệm cho người khác.
Những đứa trẻ như vậy sẽ khó đảm đương trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ sau này, một khi cha mẹ già yếu, bệnh tật, chúng sẽ nảy sinh ý nghĩ bất hiếu.
Trẻ ích kỷ, không quan tâm đến cảm xúc của người khác
Đây là biểu hiện của việc được cha mẹ chiều chuộng từ nhỏ. Dù ngay từ nhỏ đứa trẻ có những đức tính xấu nào, tính tình ích kỷ, không tận tụy thì cũng dễ trở thành “đứa trẻ nổi loạn”.
Những đứa trẻ luôn bắt đầu từ quan điểm của mình mà không cân nhắc đến người khác, sẽ rất khó để xem xét tình cảm của cha mẹ trên quan điểm của cha mẹ trong tương lai.
Ví dụ: Ở những nơi công cộng, có một số trẻ em lao vào gây ồn ào và lộn xộn, hoàn toàn không để ý đến cảm nhận của người khác. Hay ngay khi đặt món ăn trên bàn, trẻ sẽ lấy hết món ăn yêu thích vào bát của mình.
Những đứa trẻ bướng bỉnh, thô lỗ với cha mẹ luôn bắt đầu từ quan điểm của mình mà không cân nhắc đến người khác, thường ít quan tâm đến chữ hiếu khi lớn.
Những đứa trẻ luôn coi trọng cảm xúc cá nhân, chỉ tập trung vào việc mình muốn làm, không bao giờ quan tâm đến cảm xúc của người khác thì khó quan tâm đến chữ “hiếu” trong tương lai.
Để trẻ đi đúng hướng, trước tiên cha mẹ phải đặt ra các quy tắc, và bản thân người lớn phải nhất quán với lời nói và việc làm của mình.
Đạo hiếu là điểm xuất phát cơ bản nhất trong quá trình tu dưỡng nhân cách sớm của trẻ. Vì vậy, nếu một số đứa trẻ không hiếu thảo khi lớn lên, thì có thể cha mẹ đã áp dụng phương pháp giáo dục chưa đúng đắn. Vì vậy, nếu trẻ có một số hành vi chưa chuẩn mực từ nhỏ, cha mẹ nên chú ý sửa sai kịp thời.
Vậy cha mẹ nên làm thế nào để dạy trẻ ngoan hơn?
Thay vì phạt trẻ, cha mẹ có thể áp dụng phương pháp giáo dục nhẹ nhàng, hãy quan tâm, yêu thương và trở thành những tấm gương để chúng noi theo. Khi đó, trẻ sẽ chấp nhận những quy tắc cha mẹ đưa ra một cách dễ dàng hơn.
Cha mẹ nên biết điều chỉnh cảm xúc của bản thân
Một số phụ huynh vội vàng nóng giận, chửi mắng khi trẻ làm sai điều gì đó. Khi rơi vào trạng thái tinh thần căng thẳng có thể khiến cha mẹ mọi việc một cách tự động và vô tình làm tổn thương trái tim của trẻ.
Khi bản thân người lớn mắc kẹt trong trạng thái nội tâm của mình, không thể nhận ra được cảm xúc của trẻ, và trẻ không thể trở lại trạng thái cân bằng nội tâm.
Khi cảm xúc bị mất cân bằng, cha mẹ thường suy nghĩ tiêu cực về hành vi của trẻ thay vì đưa ra những lời giải thích hợp lý và đầy sự đồng cảm, dẫn đến rạn nứt tình cảm giữa cha mẹ và con cái.
Do đó, cha mẹ đừng hành động nóng vội khi đang tức giận hay chán nản. Hãy hít thở thật sâu, đợi đến khi bản thân bình tĩnh hơn và làm chủ được tình hình.
Thay vì phạt trẻ, cha mẹ có thể áp dụng phương pháp giáo dục nhẹ nhàng, hãy quan tâm, yêu thương và trở thành những tấm gương để chúng noi theo.
Học cách thấu hiểu trẻ
Thay vì trách mắng, hãy đưa trẻ đến một nơi yên tĩnh, giúp chúng bình tĩnh lại. Đó không phải là một hình phạt mà là một cơ hội để bạn hiểu con hơn. Nếu trẻ vẫn tỏ ra sợ hãi và hoảng sợ, đừng cố giải thích về lỗi lầm của con.
Thay vào đó, cha mẹ hãy tạo cho trẻ một cảm giác an toàn và được yêu thương. Sau đó, khi con cảm thấy bình tĩnh hơn, bạn có thể gần gũi con và nói cho con hiểu vấn đề.
Hướng dẫn trẻ cách sửa sai
Khi con hành động sai, trẻ cũng có những lý do riêng. Lúc đó, cha nên quan sát xem có phải trẻ đang cáu vì thiếu ngủ hay vì một lỹ do nào đó không.
Hãy trò chuyện với con hoặc cho trẻ thời gian riêng để khóc và giải phóng cảm xúc xáo trộn bị kìm nén. Sau khi trẻ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản trên, trẻ sẽ hiểu và dừng những hành vi sai trái.
Tăng kết nối với con mỗi ngày
Một số nghiên cứu cho thấy, việc cha mẹ tăng tương tác, trò chuyện với trẻ sẽ dễ tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa con và cha mẹ cũng như những thành viên khác trong gia đình. Thông qua buổi trò chuyện, mọi thành viên trong gia đình thể hiện sự quan tâm lẫn nhau.
Hãy tắt điện thoại, máy tính và trò chuyện với con để nghe con thủ thỉ những điều thầm kín nhất. Khi trở thành một người bạn của trẻ, con sẽ dễ hợp tác hơn.
Việc cha mẹ tăng tương tác, trò chuyện với trẻ sẽ dễ tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa con và cha mẹ cũng như những thành viên khác trong gia đình.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tre-co-3-dac-diem-sau-du-gioi-den-dau-lon-len-cung-de-bat-hieu-hay-uon-nan-ngay-d307135.html” alt_src=”” name=””]