Clip tố loại kem đặc sản nổi tiếng đang khiến netizen bức xúc.
Để làm ra các món ăn đặc sản, người bản địa đôi khi sẽ sử dụng những nguyên liệu đặc thù, người ngoài sẽ cảm thấy lạ lẫm. Đó đều là những quy ước được cân đo, tính toán kỹ càng, truyền từ đời nọ sang đời kia. Vậy nên, việc đánh giá văn hoá ẩm thực không được khuyến khích là thế.
Một clip tố món kem dừa nổi tiếng của Nam Định đang gây tranh cãi trên TikTok, nhiều người địa phương vào phân trần, thậm chí trách ngược chủ clip là quy chụp thiếu căn cứ. Người này nói rằng: “Ai có ý định mua kem dừa Nam Định này về ăn thì đừng có mua nhé, kem phơi nắng 4h đồng hồ và ngâm nước không tan.. Không hiểu kem này làm bằng cám hay làm bằng cơm nguội. Sợ quá”.
Đăng kèm lời tố là clip ghi lại mẻ kem dừa Nam Định, người quay bày ra chậu phơi ngoài trời, tự tay nghiền kem
Loại kem cô nàng đăng đàn đúng là kem dừa Nam Định, càng không phải hàng “pha ke” mà bản gốc vốn đã có tính chất kem như vậy. Bởi lẽ, loại kem này được làm từ các loại bột truyền thống như bột năng, bột gạo xay, bột đậu xanh… (tuỳ nơi). Với cách nấu truyền thống, loại kem này có độ kết dính cao, không phụ thuộc vào nhiệt độ và có thể lưu trữ lâu ngoài trời. Nguyên liệu hoàn toàn an toàn với con người chứ không phải như cô gái nói.
Không có cốt kem sữa, bơ, gelatin hay đá như những loại kem thông thường nên kem dừa Nam Định mới có kết cấu như vậy
Một số người Nam Định trong phần comment bày tỏ nỗi ấm ức, bức xúc:
– “Mình người Nam Định đây bạn. Kem làm từ bột năng, nên khó tan là đúng rồi. Là kem tiết kiệm chi phí bán cho người ở nông thôn mua”.
– “Bạn ơi, mình quê gốc Nam Định, trước khi phê phán gì bạn lên tìm hiểu trước, kem này nguyên liệu chính là bột gạo xay lên không hề tan trong nước”.
– “Dạ thưa, kem làm từ bột thôi nên nó không tan, không phải làm từ sữa. Kem dừa xưa có 2k/cây thôi, không phải 20k nên không xịn như kem tủ đá được”.
Được biết, một cây kem dừa có giá từ 2k – 4k tuỳ nơi bán tại Nam Định, tuỳ loại bột cấu thành. Dù vậy đây vẫn là một món giải nhiệt ngon lành, nổi tiếng tại đây, được người địa phương và du khách ưa thích.
Nguồn: H.L
[yeni-source src=”https://phapluat.suckhoedoisong.vn/” alt_src=”https://kenh14.vn/xon-xao-clip-to-loai-kem-noi-tieng-lam-tu-nguyen-lieu-la-phoi-nang-4-tieng-khong-tan-nguoi-ban-dia-am-uc-phan-tran-20220504125122052.chn” name=”Pháp luật & Bạn đọc”]