Bố mẹ thường xuyên bế con đúng cách sẽ mang đến một số lợi ích nhất định đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.
Hầu hết những ai lần đầu làm bố mẹ thường lúng túng và bỡ ngỡ trong các vấn đề nuôi con nhỏ, trong đó việc ôm ấp con, gần gũi hay khi nào cần bế con cũng khiến bố mẹ trăn trở.
Thực tế, khi một đứa trẻ chào đời, việc đầu tiên của người mẹ cần phải làm chắc chắn chính là ôm bé để con có thể cảm nhận được hơi ấm của mẹ. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng việc ôm và bế con thường xuyên sẽ khiến bé hư?
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bố mẹ thường xuyên bế con đúng cách sẽ mang đến một số lợi ích nhất định đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.
Những lợi ích khi bế trẻ đúng cách
Vậy bố mẹ nên thường xuyên bế trẻ hay không, phương pháp nào sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ? Thực tế, bố mẹ cần chú ý đến tư thế bế con chứ không phải số lần bế con, việc bế con trên tay có rất nhiều lợi ích nhất định.
Làm giảm nỗi sợ hãi của trẻ
Những hành động âu yếm này giúp trẻ bình tĩnh hơn bằng cách làm chậm quá trình giải phóng cortisol – hormone căng thẳng. Hơn nữa, một cái ôm giúp thư giãn các cơ và tăng tuần hoàn trong cơ thể, nhờ đó giúp giảm bớt các phản ứng sinh lý xảy ra khi trẻ trở nên xúc động.
Hiệp hội Khoa học tâm lý của Mỹ đã công bố một nghiên cứu cho thấy mức độ ảnh hưởng của động chạm vật lý đối với sự lo lắng và sợ hãi. Theo nghiên cứu, hành động chạm vào một người hoặc một đồ vật vô tri vô giác dù chỉ trong giây phút ngắn ngủi cũng có thể làm dịu đi sự lo lắng và sợ hãi.
Vì vậy, bố mẹ có thể giúp con đối mặt với nỗi sợ hãi bằng cách ôm, bế hoặc nắm tay con trong khi giải quyết bất cứ điều gì khiến trẻ sợ hãi. Sự đụng chạm của bố mẹ sẽ giúp trẻ bình tình hơn và trấn an rằng mọi thứ sẽ ổn.
Ngoài ra, khi trẻ được ở trong vòng tay của mẹ, tai của chúng lắng nghe nhịp tim của mẹ, mũi ngửi được mùi hương quen thuộc của mẹ, sự hài lòng tăng lên, cảm giác an toàn sẽ mang tới sự tự tin cho trẻ.
Những hành động âu yếm này giúp trẻ bình tĩnh hơn bằng cách làm chậm quá trình giải phóng cortisol – hormone căng thẳng.
Thúc đẩy mối quan hệ cha mẹ – con cái
Lợi ích thứ hai của việc bế con thường xuyên là nó có thể thúc đẩy mối quan hệ cha mẹ – con cái. Trẻ có thể tin tưởng khi bố mẹ bế trẻ kịp thời.
Đồng thời trẻ sẽ sẽ cảm thấy an tâm hơn trong vòng tay của bố mẹ, điều này cũng giúp phát triển tình cảm thân thiết, do đó gắn kết bố mẹ và con gái sâu sắc hơn.
Thúc đẩy sự phát triển xương của trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh với cơ thể chưa phát triển hoàn thiện nên khả năng vận động sẽ bị hạn chế. Khi được bế, nếu muốn nhìn thấy những vật xung quanh bé sẽ phải dùng đến cơ đầu. Trẻ được bế luôn muốn ngóc người dậy, như thế có thể rèn được cơ lưng, cơ bụng và vai.
Ngược lại, nếu thường xuyên cho trẻ nằm trên giường, khiến khả năng vận động của trẻ khó phát triển tốt, sự kích thích phát triển của xương khó đạt hiệu quả tối ưu.
Tăng cường thị lực cho bé
Trẻ sơ sinh thường có thị lực kém, hầu hết không thể cảm nhận được những gì trước mắt cho đến khi trẻ được hai tháng tuổi và những đứa trẻ thường nằm trên giường có tầm nhìn hạn chế hơn.
Nhưng nếu bé được ẵm trọn trong vòng tay của bố mẹ thì tầm nhìn của bé sẽ rộng hơn rất nhiều, từ đó tầm nhìn của bé sẽ không bị đơn điệu, màu sắc của mắt cũng được kích thích và thay đổi, đồng thời cũng có tác động nhất định đến sự phát triển thị giác.
Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng cột sống của trẻ còn kém phát triển, nếu bế quá nhiều trên tay và không đúng cách cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Do đó, bố mẹ cần trang bị kiến thức cần thiết khi bế hay chăm sóc con.
Bố mẹ thường xuyên bế con đúng cách sẽ mang đến một số lợi ích nhất định đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.
Bố mẹ cần lưu ý gì khi bế con?
Bố mẹ cần lưu ý những khía cạnh sau để thúc đẩy sự phát triển của con tốt nhất khi bế trẻ.
Đừng bế quá lâu khi con đang ngủ
Nhiều bậc phụ huynh thường dỗ con ngủ bằng cách bế con, đây được xem là cách hiểu quả giúp trẻ nhanh đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, bố mẹ không nên bế quá lâu khi con đang ngủ, trẻ ngủ gậc trên tay bố mẹ có thể ảnh hưởng đến phát triển xương cổ.
Trẻ từ 1-3 tháng tuổi lực cổ chưa thể nâng đỡ đầu hoàn toàn, vì vậy ở giai đoạn này bố mẹ nên cố gắng cho bé nằm trên giường.
Bố mẹ cũng nên nhẹ nhàng nâng đầu và cổ bé để hỗ trợ bé, nên làm điều này cho đến khi bé được ít nhất là 3 tháng tuổi.
Việc bế trẻ và rung lắc mạnh dễ gây tổn thương não của trẻ, đây là điều mà các bậc phụ huynh phải lưu ý khi bế con.
Không rung lắc mạnh
Khi bế con, nhiều bố mẹ thường có thói quen đung đưa, rung lắc người trẻ để tạo sự thú vị hay để ru ngủ trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ nên biết rằng đối với trẻ từ 6-12 tháng tuổi, việc bị rung lắc mạnh dễ gây tổn thương não của trẻ, đây là điều mà các bậc phụ huynh phải lưu ý khi bế con.
Không bế trẻ nằm sấp trên tay quá lâu
Ở tư thế này, phần lớn trọng lượng của bé đặt tựa vào người mẹ và các bé sơ sinh qua vài tháng đầu đời sẽ thích tư thế này hơn bế ngửa.
Tư thế bế vác vừa giúp trẻ sơ sinh có thể ợ hơi, giảm bớt hơi thừa trong bụng; vừa giúp bé nhìn ngắm nhiều cảnh vật xung quanh hơn. Như chúng ta đã biết, xương cổ trẻ lúc này chưa phát triển hoàn thiện, vì vậy việc bế trẻ nằm sấp trên tay quá lâu cũng ảnh hưởng đến phát triển của con.
Với tư thế này, nếu cổ bé đã cứng, mẹ có thể chỉ cần một cánh tay để đỡ bé, nhưng cần hạn chế vừa bế con vừa xem điện thoại, hay vừa bế con vừa cầm ly nước uống.
Chú ý rửa tay trước khi bế trẻ
Hệ miễn dịch của bé vẫn còn rất non nớt, chưa phát triển đầy đủ. Do đó, nếu bạn không rửa tay, vi khuẩn từ tay bạn có thể xâm nhập vào cơ thể bé, đồng thời gây nhiễm trùng. Do đó, trước khi bế, bố mẹ nên rửa tay sạch với xà phòng có mùi hương nhẹ để đảm bảo sức khỏe cho con.
Ngoài ra, bố mẹ nên tháo hết phụ kiện, trang sức trên tay, cổ hoặc tai để tránh làm trầy xước làn da mỏng manh của bé trong khi ẵm bồng. Có thể xoa hai tay để tạo hơi ấm trước khi bế trẻ.
Hãy chú ý giữ tư thế đúng và vệ sinh tay trước khi bế con.
[yeni-source src=”https://arttimes.vn/gia-dinh/be-thuong-duoc-be-va-nam-mot-minh-khac-biet-the-nao-khong-chi-khoe-manh-ma-con-tu-tin-khi-lon-c59a6184.html” alt_src=”https://eva.vn/nuoi-con-khoe-day-con-khon/be-thuong-duoc-be-va-nam-mot-minh-khac-biet-the-nao-khong-chi-khoe-manh-ma-con-tu-tin-khi-lon-c429a522287.html” name=””]