(Yeni) – Dứa là loại trái cây phổ biến trong mùa hè, nhưng có những người không nên ăn kẻo gây hại cho sức khỏe.
Dứa đặc biệt giàu vitamin C và mangan. Trong đó, vitamin C cần thiết cho sức khỏe miễn dịch, hấp thụ sắt, tăng trưởng và phát triển, trong khi mangan mang lại đặc tính chống oxy hóa và hỗ trợ tăng trưởng và trao đổi chất.
Chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa trong cơ thể, có thể hỗ trợ ngăn ngừa viêm nhiễm và các bệnh mãn tính khác.
Dứa cũng chứa các vi chất dinh dưỡng khác, như đồng, thiamine và vitamin B6, rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất khỏe mạnh.
Dứa cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin B lành mạnh, bao gồm thiamin, niacin, B6 và folate. Những chất dinh dưỡng này rất quan trọng để hình thành các tế bào hồng cầu mới, mang oxy đến các cơ quan và mô của cơ thể.
Dứa là loại trái cây được nhiều người yêu thích nhưng không phải ai cũng có thể ăn thường xuyên. Dưới đây là những người không nên ăn dứa thường xuyên.
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong dứa có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung, đặc biệt là dứa xanh, tỷ lệ bromelain rất cao, khi bà bầu ăn quá nhiều dứa xanh trong 3 tháng đầu có thể gây sảy thai. Bên cạnh đó, ăn nhiều dứa còn gây tiêu chảy, nguy hiểm cho bà bầu.
Người có tiền sử viêm da cơ địa, dị ứng
Trong dứa có chất bromelin, một loại men thủy phân protein, được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau. Nhưng một số nghiên cứu cho thấy nhiều người bị dị ứng với loại enzym này, sau khi ăn dứa 15 phút hoặc lâu hơn, enzym này kích thích cơ thể sản sinh ra histamin, gây ra các triệu chứng: đau bụng từng cơn, buồn nôn, mề đay, ngứa ngáy khó chịu, tê môi… nặng hơn có thể gây khó thở…
Người bị hen phế quản, viêm mũi họng, bệnh chảy máu cam
Dứa có một loại glucozit có tính kích thích niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều dứa thường có cảm giác nóng rát trong miệng, rát họng, ngứa ngáy. Vì vậy những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn…
Ngoài ra, những bệnh nhân bị chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ bị chảy máu…) cũng không nên ăn dứa.
Người bị dạ dày
Dù dứa là loại trái cây rất tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe nhưng nếu không sử dụng một cách khoa học, hợp lý và đúng liều lượng hàng ngày, dứa cũng sẽ là thực phẩm nguy hiểm cho dạ dày của bạn.
Dứa có nhiều axit hữu cơ và có một số enzym có tác dụng phân giải protein, không có lợi cho người bị đau dạ dày, làm tăng tình trạng viêm loét dạ dày.
Nếu ăn dứa tươi lúc bụng đói, các axit hữu cơ và bromelin trong dứa sẽ tác động đến niêm mạc dạ dày và ruột, gây nôn nao, khó chịu.
Người có tiền sử “nghiện dứa”
Khi ăn dứa chúng ta cần chú ý đề phòng một bệnh rất hay gặp vào mùa dứa chín, đó là ngộ độc dứa. Nguyên nhân gây dị ứng, ngộ độc dứa là do một loại nấm độc Candidatropicalis thường thấy trên nền đất ẩm. Loại nấm này phát triển mạnh vào mùa hè trùng với mùa dứa chín.
Cụ thể, sau khi ăn dứa khoảng 30 phút đến 1 tiếng, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ngứa ngáy dữ dội khắp người và gãi đến chảy máu da vẫn không đỡ. Ngay sau đó, bệnh nhân thấy nóng ran và nổi mẩn đỏ khắp người.
Với những ai đã một lần say dứa thì lại càng phải thận trọng hơn khi ăn dứa, tốt nhất nên ăn ít để khám phá dần tránh cơ thể “từ chối” loại thực phẩm này.
[yeni-source src=”https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/nhung-ai-nen-han-che-an-qua-dua-730694.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/nhung-ai-nen-han-che-an-qua-dua-d374762.html” name=”giai”