“Âm nhạc chữa lành” là cụm từ xuất hiện thường xuyên trong thời gian gần đây.
Trong thời điểm hiện tại, khi xã hội càng phát triển, con người lại càng dễ gặp các vấn đề về tâm lý hơn, đặc biệt các khủng hoảng trong và sau đại dịch Covid-19 đã khiến mọi người theo đuổi sự “chữa lành” nhiều hơn bao giờ hết.
Theo đó, trong bài viết “Chữa lành thông qua âm nhạc” của tác giả Beverly Merz đăng trên tạp chí Harvard Women’s Health Watch thuộc Trường Y khoa Đại học Harvard, bà đã đề cập đến phương thức chữa lành thông qua âm nhạc, mà cụ thể bằng “liệu pháp âm nhạc” (music therapy). Bài viết được đăng tải từ năm 2005, khi khái niệm này vẫn còn khá mới mẻ.
“Lần cuối cùng tôi chụp quang tuyến vú, tôi đã có một bất ngờ lớn – và đó là một điều tốt. Một nhóm tứ tấu đàn dây đang chơi ngay bên ngoài cửa của trung tâm chụp ảnh vú, và suy nghĩ của tôi ngay lập tức chuyển từ “Họ sẽ tìm thấy gì trên phim chụp quang tuyến vú?” thành “Đó là Schubert hay Beethoven?” Khi tên của tôi được gọi, tôi gần như đã quên tại sao tôi lại ở đó.
Buổi hòa nhạc bất ngờ là công việc của Holly Chartrand và Lorrie Kubicek, nhà trị liệu âm nhạc và đồng điều phối viên của Chương trình Âm nhạc Môi trường tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts. Nhưng việc mang âm nhạc đến hành lang bệnh viện chỉ là một việc phụ đối với các nhà trị liệu bằng âm nhạc. Phần lớn thời gian của họ dành cho việc sử dụng âm nhạc để giúp bệnh nhân đạt được các mục tiêu cụ thể, chẳng hạn như khôi phục khả năng nói sau cơn đột quỵ hoặc giảm căng thẳng của hóa trị liệu.
Chartrand là một ca sĩ và tốt nghiệp Đại học Âm nhạc Berklee. Cô quyết định trở thành một nhà trị liệu âm nhạc khi nhận ra rằng cô có thể sử dụng âm nhạc để hỗ trợ người khác giống như nó đã hỗ trợ cô trong suốt cuộc đời. Cô nói: “Phần yêu thích trong công việc của tôi là xem âm nhạc có tác động lớn như thế nào đối với những người đang cảm thấy không khỏe”.
Hà Anh Tuấn từng có chuỗi đêm nhạc mang tên “Những Vết Thương Lành”
Concert Chúng Ta Đang Thở Kìa của Lê Cát Trọng Lý được ví như một điểm tựa bình an trong thời điểm dịch bệnh. Bên cạnh đó, đĩa nhạc Cây Lặng, Gió Ngừng của cô cũng là một cách giúp con người lấy lại cân bằng, sống chậm lại và nghĩ khác đi
Liệu pháp âm nhạc là một lĩnh vực đang trên đà phát triển. Những người được chứng nhận là nhà trị liệu âm nhạc thường là những nhạc sĩ thành danh, có kiến thức sâu rộng về cách âm nhạc có thể gợi lên những phản ứng cảm xúc để thư giãn hoặc kích thích, hoặc chữa lành đến mọi người. Những nhà trị liệu âm nhạc sở hữu kiến thức phong phú về các thể loại nhạc, dùng tri thức và kinh nghiệm họ có để tìm ra thể loại cụ thể. Thể loại nhạc được chọn này có thể giúp bạn vượt qua một buổi phục hồi thể chất đầy thử thách hoặc cho một buổi hướng dẫn thiền định thiền định. Thể loại nhạc này có thể nằm trong sở thích của riêng bạn, có thể là cổ điển hoặc cả nhạc kịch, nhạc điện tử.
Nghĩa là, “âm nhạc chữa lành” được một nhà trị liệu âm nhạc chọn để bệnh nhân nghe nhằm mục đích thư giãn, chữa lành, thiền định. “Âm nhạc chữa lành” không phải là một dòng nhạc cụ thể mà được nhà trị liệu âm nhạc lựa chọn dựa trên nghiên cứu của họ kết hợp với sở thích của những người tìm đến để được trị liệu”.
Cũng trong bài nghiên cứu trên, tác giả đã đưa ra các tác dụng của liệu pháp âm nhạc đến với con người bao gồm: cải thiện thủ tục xâm lấn trong y khoa, khôi phục giọng nói bị mất cho những người hồi phục sau cơn đột quỵ hoặc chấn thương sọ não, giảm tác dụng phụ của các liệu pháp điều trị ung thư, hỗ trợ giảm đau, cải thiện chất lượng cuộc sống cho những bệnh nhân sa sút trí tuệ,…
Nguồn: Harvard Women’s Health Watch
[yeni-source src=”” alt_src=”https://kenh14.vn/am-nhac-chua-lanh-la-gi-20230213161109037.chn” name=””]