( Yeni ) – Vào ngày lễ Thất Tịch mùng 7/7 Âm lịch hàng năm, nhiều người hưởng ứng trào lưu ăn chè đậu đỏ để “thoát ế”, giúp tình duyên viên mãn hơn… Tuy nhiên, sự thật đằng sau sẽ khiến bạn “ngã ngửa”…
Lễ Thất Tịch là gì?
Lễ Thất Tịch hay ngày “ông Ngâu bà Ngâu” là ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau, diễn ra vào 7/7 âm lịch hằng năm. Tương truyền, Ngưu Lang là chàng chăn bò dưới hạ giới, yêu và kết đôi với nàng tiên Chức Nữ, con gái út của Ngọc Hoàng. Tình yêu chốn nhân gian của hai người bị chia cắt, họ bị giữ chân ở hai đầu dải sông Ngân Hà, hàng năm chỉ được Ngọc Hoàng cho phép gặp nhau vào ngày 7/7 Âm lịch chính là lễ Thất Tịch. Trong ngày này thường có mưa ngâu, dân gian cho rằng đó là nước mắt của hai người họ khóc thương khi gặp lại.
14/8 là Lễ Thất tịch, bạn đã biết tại sao ngày này lại có ”trào lưu” ăn chè đậu đỏ chưa?
Lễ Thất Tịch vốn là ngày lễ tình nhân quan trọng với người phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc. Song, khi những ngày lễ như Valentine bắt đầu trở nên phổ biến thì cũng là lúc lễ Thất Tịch cùng những giá trị truyền thống gắn liền với ngày lễ này dần không còn thịnh hành.
Cho đến năm 2001, Chủ tịch tập đoàn Hồng Đậu là Chu Diệu Đình đã quyết định tạo ra một sự kiện đặc biệt vào ngày Thất Tịch có tên “Thất Tịch – Hồng Đậu Tương Tư Tiết”, sau này đổi thành “Hồng Đậu Thất Tịch Tiết”. Vốn dĩ “hồng đậu” theo nghĩa gốc là một loại hạt cứng, dùng làm trang sức chứ không ăn được. Nhưng khi đọc, cụm từ này lại có cùng âm “hóngdòu” giống với đậu đỏ. Chính vì vậy, đậu đỏ trở thành món ăn được nhiều người lựa chọn để ăn vào ngày Thất Tịch, nhằm cầu mong những điều tốt đẹp trong tình yêu đôi lứa. Song, lúc này việc ăn đậu đỏ trong ngày Thất Tịch chưa được phổ biến rộng rãi ở các nước khác.
Sau đó, vào năm 2019, Qing An, một nhân vật khá nổi tiếng trong cộng đồng Hoa ngữ, đã đăng tải một status trên Facebook với nội dung kêu gọi bạn bè thân thiết ăn đậu đỏ trong ngày Thất Tịch để cầu duyên. Ban đầu, dòng status này chỉ được đăng cho vui, nhưng không ngờ lại được cộng đồng mạng hưởng ứng mãnh liệt, sau đó lan rộng ra nhiều nơi, trong đó có Việt Nam. Từ đó đến nay, trào lưu ăn chè đậu đỏ vào ngày lễ Thất Tịch đều sẽ nhận được nhiều điều tốt đẹp trong tình duyên, để hội FA “thoát ế”, tìm được ý trung nhân như ước nguyện… được nhiều ngườ, hầu hết là các bạn trẻ hưởng ứng.
Sự thật về việc “ăn chè đậu đỏ có giúp thoát kiếp cô đơn không?”
Cứ gần đến Lễ Thất tịch, nhiều facebooker lại đăng đàn hỏi: “Sắp đến ngày Thất tịch, mấy bạn ăn chè đỗ đỏ năm trước đã có người yêu chưa?”
Câu hỏi được đăng trên nhóm mạng xã hội thu hút hàng ngàn lời hồi đáp từ các bạn trẻ.
Câu hỏi ngắn gọn nhưng thu hút hàng ngàn lời hồi đáp, từ những người năm trước ăn chè đậu đỏ năm nay đã có đôi có cặp, vẫn cô đơn, và cả “lứa FA mới” của năm nay đang “hóng” chờ ăn chè đậu đỏ với hy vọng một nửa đích thực của mình sẽ từ trên trời đáp xuống.
Nhóm “vẫn y nguyên” phản hồi đầy “đau thương”: “Năm nay vẫn ối giời ơi lắm”, “Mấy cái tâm linh này không đủ giải quyết được đâu”, “Ăn được 2 năm rồi, ăn cho no chứ vẫn ế”, “Thà không ăn, ế đỡ tức nha”, “Người cùng tôi ăn chè đậu đỏ năm đó giờ không biết ra sao”, “Năm rồi uống trà sữa có đậu đỏ vẫn cô đơn, nhưng mà nó ngon. Năm nay không có để mà ăn”, “Ăn đậu đỏ xong phát hiện mọc sừng dài hơn Ngưu ma vương”, “Lời khuyên từ người từng ăn: Không được ăn, bạn sẽ mập đó, rồi lại không có người yêu nữa”…
Còn đây là những phản hồi đầy hỷ hả của nhóm đã có bồ sau “bát chè đậu đỏ năm ấy”: “Có linh, năm nay lại ăn”, “Năm ngoái ăn, tháng 11 có người yêu nhưng tháng 5 năm nay chia tay rồi. Năm nay cũng ăn xem thế nào”, “Năm ngoái thất tịch ăn chè đậu đỏ có người yêu luôn thế mới tài”, “Chưa có người yêu, nhưng có chồng luôn rồi”…
Giới trẻ tỏ ra vô cùng hào hứng với “cơ hội thoát ế mỗi năm chỉ có một lần” đang tới trong năm nay, rộn ràng tag hẹn nhau ăn chè đậu đỏ: “Năm nay quyết tâm ăn xem có đổi được vận mệnh không”, “nấu nguyên cả nồi luôn ăn cho có 10 anh người yêu”, “thế lại phải ăn à”, “mua cho mình đi nếu bạn không muốn bạn ế tiếp”, “năm nay tự nấu xem có linh không”..
[yeni-source src=”http://www.khoevadep.com.vn/le-that-tich-an-che-dau-do-co-thoat-e-nhu-loi-don-khong-search/?id=297912″ alt_src=”” name=”Khoevadep”]