Vào tháng 8, kết quả một nghiên cứu cho thấy, Bắc Cực đã ấm lên gấp khoảng 4 lần tốc độ trung bình toàn cầu trong 43 năm qua.
Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng quá trình axit hóa ở phía Tây Bắc Băng Dương đang diễn ra nhanh hơn từ 3 – 4 lần so với các lưu vực đại dương khác.
Băng biển tan chảy ở Bắc Băng Dương đang thúc đẩy quá trình ấm lên và axit hóa nhanh hơn. (Ảnh: Anadolu Agency)
Đại dương, nơi hấp thụ 1/3 tổng lượng carbon dioxide (CO2) trong khí quyển, đã trở nên có tính axit hơn do việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science hôm 29/9, việc mất đi nhanh chóng lượng băng biển ở khu vực Bắc Cực trong ba thập kỷ qua đã đẩy nhanh tốc độ axit hóa trong dài hạn.
Các nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Địa cực và Biển tại Đại học Jimei (Trung Quốc) và Trường Khoa học và Chính sách Hàng hải thuộc Đại học Delaware (Mỹ) cho biết, quá trình băng biển mất đi nhanh chóng đã làm lộ nước biển trước bầu khí quyển, thúc đẩy sự hấp thụ carbon dioxide với tốc độ nhanh hơn ở các lưu vực Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Nam Cực và cận Nam Cực.
Wei-Jun Cai, chuyên gia hóa học biển cho biết: “Trong các hệ thống đại dương khác, quá trình axit hóa, được thúc đẩy bởi sự gia tăng carbon dioxide trong khí quyển, đang gia tăng với tốc độ khoảng 2 phần triệu mỗi năm”.
Băng tan làm giảm độ kiềm của nước biển, do đó làm giảm khả năng chống lại quá trình axit hóa. (Ảnh: Shutterstock)
Quá trình axit hóa có xu hướng theo sau những dự đoán do lượng carbon dioxide tăng lên theo thời gian. Tuy nhiên, khi so sánh dữ liệu thu thập được ở Bắc Cực từ năm 1994 đến năm 2020 với lưu vực đại dương ở những nơi khác, các nhà khoa học nhận thấy quá trình axit hóa diễn ra nhanh hơn nhiều ở Bắc Cực, gấp từ 3 – 4 lần.
Các nhà khoa học dự đoán, nếu băng biển tiếp tục tan ở phía Tây Bắc Cực, quá trình axit hóa có thể tiếp tục diễn ra và gia tăng trong vài thập kỷ tới.
Nhóm nhà nghiên cứu cho biết, thực trạng ấm lên nhanh hơn tại Bắc Cực, được gọi là sự khuếch đại ở Bắc Cực, là một quá trình phản hồi do băng biển tan chảy, điều này cũng thúc đẩy quá trình axit hóa nhanh hơn.
Ông Wei-Jun Cai dự đoán, tác động hóa học nước biển bị thay đổi sẽ có “những tác động to lớn” đối với đời sống sinh vật biển.Các nghiên cứu cho thấy, axit hóa đại dương là mối đe dọa đối với các rạn san hô.
Ông nói: “Ở các vĩ độ thấp hơn, nếu lượng carbon dioxide trong nước cao hơn, tỷ lệ bão hòa carbon sẽ tăng lên và san hô sẽ không phát triển. Quá trình axit hóa làm giảm các ion carbonat cần thiết để tạo ra bộ xương san hô”.
Ông nói thêm, độ pH thấp hơn, hoặc độ axit của nước biển có thể ảnh hưởng đến nhiều hệ thống, và thậm chí có thể làm cho một số kim loại trở nên độc hại hơn.
[yeni-source src=”” alt_src=”https://kenh14.vn/bac-cuc-am-len-gap-khoang-4-lan-toc-do-trung-binh-toan-cau-trong-43-nam-qua-20221002083710749.chn” name=””]