Dù sinh trưởng trong gia đình giàu có nhưng nhìn cách Sophia ăn diện, ai nấy đều khen cách dạy của Đào Lan Phương và con trai Hoàng Kiều.
Từng là người mẫu có tiếng ở Việt Nam sau khi giành thứ hạng cao ở Siêu mẫu Việt Nam năm 2004 nhưng Đào Lan Phương (quê gốc Bắc Ninh) đã ngưng sự nghiệp, sang Mỹ lập gia đình.
Người mẫu Đào Lan Phương hiện có cuộc sống hạnh phúc ở Mỹ bên chồng và 2 con.
Cách đây ít giờ, mẫu nữ quê gốc Bắc Ninh đăng tải trên mạng xã hội 2 bức ảnh về cô con gái Sophia Hoàng đã khiến nhiều người không khỏi bất ngờ. Ở lứa tuổi 14, con gái Đào Lan Phương sở hữu nhan sắc và thần thái xinh đẹp từ mẹ.
Con gái và Đào Lan Phương đang ở Việt Nam thăm người thân, gia đình.
Sophia ăn mặc giản dị, nuôi tóc đen dài nền nã, ngồi uống ở quán nước mía ven đường. Ít ai nghĩ cô bé là cháu nội của tỷ phú Việt kiều Mỹ – Hoàng Kiều. Bởi bố của bé là Sammy Hoàng – con trai tỷ phú Hoàng Kiều. Cô nhóc sinh năm 2008 và hiện có 1 em trai Sam 6 tuổi nữa. Sophia và em trai được bố mẹ nuôi dạy chỉn chu, đủ đầy trong căn biệt thự giá trị 750 tỷ ở Mỹ, thỉnh thoảng về Việt Nam thăm quê hương.
Sophia bên cạnh ông nội tỷ phú – Hoàng Kiều.
Chia sẻ về con gái, người mẫu Đào Lan Phương từng cho biết bé Sophia là đứa trẻ ngoan ngoãn và rất tự lập. Thời điểm dịch covid-19 bùng phát mạnh mẽ ở cả Việt Nam và Mỹ, Sophia rất tự giác học online và làm bài tập ở nhà. Vì thế cô bé vẫn tốt nghiệp lớp 5 như bao bạn bè.
Sophia sở hữu gương mặt có nhiều nét đẹp của mẹ.
“Dù là vẫn duy trì học online nhưng chắc chắn cũng sẽ có ảnh hưởng vì các con không được gặp bạn bè, cũng bị hạn chế về những hoạt động khi ở trường lớp mới được tham gia. Con gái tôi vừa tốt nghiệp lớp 5 nhưng vì dịch bệnh không thể trở lại trường nên nhà trường vẫn tổ chức dạy online. Ngoài ra, bé cũng phải chủ động làm bài tập, tự học ở nhà để theo kịp bài vở” – Lan Phương kể.
Ngoài học tập, ở nhà Sophia và em trai cũng phải tự lập làm mọi công việc cá nhân mà mọi đứa trẻ Mỹ đều phải thực hiện. “Chị hai tuy mới hơn 10 tuổi nhưng có thể một mình làm tất cả mọi thứ, thậm chí còn biết chăm sóc em nữa. Cũng chính vì vậy mà tôi rất yên tâm khi xa nhà, có những lần về Việt Nam cả tháng thì vẫn thoải mái tập trung lo công việc vì biết chồng con mình ở cách nửa vòng trái đất vẫn vui khỏe, bình an”.
Mặc dù sinh ra trong gia đình có điều kiện nhưng Sophia luôn sống giản dị, tiết kiệm và phù hợp. Cô bé được mẹ cho quyền lựa chọn những món đồ yêu thích chứ không nhất thiết phải là đồ đắt tiền. “Các con tôi được toàn quyền chọn những gì chúng thích và từ nhỏ đã được bố mẹ dạy không phải món gì cứ đắt thì mặc định nó sẽ đẹp”.
Có lẽ hiểu được cách giáo dục của mẹ nên ngay từ nhỏ, Sophia cũng không quá đòi hỏi, chỉ xin bố mẹ những thứ bé thực sự thích. Đặc biệt, giá 1 món đồ mà Sophia mỗi lần nhận được từ mẹ chỉ gói gọn trong khoảng 1 vài trăm đô.
Con trai tỷ phú Hoàng Kiều – ông xã Đào Lan Phương cũng luôn ủng hộ cách vợ nuôi dạy Sophia và Sam. “Tôi và ông xã đều nhất quán trong việc dạy dỗ, học tập của các con. Tất cả đều dựa trên sở thích tiêu chí phù hợp với các con. Bản thân tôi từ trước đến giờ luôn khá cần kiệm, không cho phép bản thân có thể hoang phí. Tôi cũng luôn dạy 2 con như thế, ngoài kia còn nhiều mảnh đời khó khăn nên các con cần biết quý trọng những gì mình có.
Còn ông xã ảnh hưởng của văn hóa phương Tây nên luôn coi trọng sự tự do và tự lập. Anh ấy rèn cho các con hình thành thói quen tự lập mà không cần sự trợ giúp của bố mẹ. Hơn nữa, anh ấy cũng rất đảm đang và hỗ trợ tôi trong việc nuôi dạy con. Vì vậy mỗi lần xa nhà dài ngày, tôi đều rất yên tâm”.
Bà mẹ 2 con tiết lộ ở trường Sophia có học nhiều môn năng khiếu khác nhau và đều do các bé chọn để phù hợp với khả năng và sở thích. Do đó trong tương lai việc con gái theo nghệ thuật giống mẹ hay kinh doanh giống bố, anh chị đều không quản. “Chúng tôi muốn con độc lập trong việc lựa chọn cuộc sống và hướng đi theo sở thích của riêng mình. Đương nhiên vợ chồng tôi cũng có cho con học một số môn năng khiếu nhưng đều dựa trên sở thích, lựa chọn của con. Chỉ cần đó là điều con lựa chọn và hợp lý thì bố mẹ luôn ủng hộ”.
Việc trẻ sinh ra trong gia đình có điều kiện về kinh tế nhưng luôn biết cách sống giản dị, tiết kiệm như cô bé Sophia là rất hiếm. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào các nuôi dưỡng, giáo dục của bố mẹ. Vì thế để dạy trẻ cách sống tiết kiệm, giản dị, các bậc cha mẹ có thể áp dụng 3 cách sau của chị Phan Hồ Điệp – mẹ Thần đồng Đỗ Nhật Nam, đồng thời từng là giảng viên khoa Giáo dục đặc biệt, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 1. Cách thường làm nhất là bố mẹ hãy làm cho con ba lọ, bên ngoài đề là: Tiền tiết kiệm/ Tiền chi tiêu/ Tiền cho đi. Để có được nguồn tiền, con cần lao động và bố mẹ sẽ trả công. Có thể lên danh sách những việc con sẽ được trả công, ví dụ cho chó mèo ăn, tưới cây, lau xe, đóng hộp đựng đồ chơi… Ý kiến cá nhân mình là không nên trả tiền cho những việc liên quan đến học và đọc. Chỉ nên trả tiền cho những gì liên quan đến lao động của trẻ. Nguồn tiền cũng có thể đến từ việc “trợ cấp” của bố mẹ hàng tuần hoặc hàng tháng. Sau khi có được nguồn tiền, hãy hướng dẫn con chia ra các lọ, theo cách: 20% lọ “tiền tiết kiệm”; 20% lọ “tiền cho đi” và 60% còn lại là ở lọ” tiền chi tiêu”. Thảo luận để xem tiền trong các lọ sẽ dùng vào mục đích gì, ví dụ tiền chi tiêu sẽ dùng để mua ăn sáng, mua quà sinh nhật, mua đồ chơi, mua sách… “Tiền cho đi” sẽ dùng cho các hoạt động như: ủng hộ quỹ bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật hoang, mua tặng suất ăn cho các bạn mồ côi… Hãy khuyến khích để con tăng nguồn tiền trong khả năng và được sự cho phép như vẽ tranh, làm đồ chơi để bán, cho thuê sách, cho thuê xe đạp trong khu dân cư… 2. Rủ con tham gia những hoạt động có thể giúp cắt giảm chi tiêu, ví dụ: Nhờ con tìm các phiếu mua hàng giảm giá. So sánh xem nên mua loại thực phẩm nào để tiết kiệm mà vần phù hợp.So sánh chi phí giữa một bữa ăn ở ngoài hàng và mua về nhà ăn. Nhờ con giữ hộ các hóa đơn như tiền điện, tiền điện thoại, tiền nước… và bàn với cả nhà xem nên làm những gì để giảm số tiền phải trả ở tháng sau. Khuyến khích con tận dụng những cuốn vở cũ làm giấy nháp, tận dụng áo của bố làm áo choàng khi học vẽ, tận dụng các hộp bìa làm thùng để đồ chơi… và tính xem mình đã tiết kiệm được bao nhiêu. 3. Khi cùng con đi siêu thị, có thể lên danh sách những thứ cần và những thứ muốn Và tất nhiên, hãy chọn những thứ cần trước đã, số tiền còn lại sẽ cân nhắc để mua hoặc không mua những thứ muốn (ví dụ một món đồ chơi của con). Sẽ có nhiều cách khác mà các bạn sẽ nghĩ ra. Tuy nhiên phải nói thực, đây là việc rất khó. Vì trẻ con hiện nay bị tác động bởi nhiều thứ liên quan đến vật chất. Chúng sẽ mong muốn có nhiều đồ chơi khi còn nhỏ và khi lớn lên là quần áo, phụ kiện, điện thoại, xe… Và “thế hệ thú cưng” ra đời với việc chi tiêu không cần phải nghĩ. Hôm trước đọc lời khuyên này khiến mình ngạc nhiên, đó là: Khi con đòi mua gì đó, bạn đừng nên nói với con là bạn nghèo (kể cả bạn có nghèo thật) mà hãy nói với con là điều đó chưa có trong danh sách chi tiêu. Muốn có chúng ta cần phải tiết kiệm và thực hiện những công việc gì. |
[yeni-source src=”https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/be-gai-viet-14-tuoi-ngoi-quan-nuoc-mia-binh-dan-hoa-ra-la-chau-noi-ty-phu-o-my-nhin-me-non-na-a570225.html” alt_src=”https://eva.vn/nuoi-con/be-gai-viet14-tuoi-ngoi-quan-nuoc-mia-binh-dan-hoa-ra-la-chau-noi-ty-phu-o-my-nhin-me-non-na-c13a524061.html” name=””]