Hình ảnh trẻ bị nổi mề đay chắc chắc không còn xa lạ với nhiều gia đình có con nhỏ. Mề đay ở trẻ nhỏ xuất hiện do nhiều nguyên nhân gây nên, nếu phụ huynh không có các biện pháp xử lý kịp thời, bé sẽ luôn cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy. Thậm chí, một số trẻ còn quấy khóc và bỏ ăn.
Trẻ bị nổi mề đay bao lâu thì hết?
Trẻ bị mề đay bao lâu thì hết là băn khoăn của nhiều mẹ. Nổi mề đay là hiện tượng khá phổ biến, chúng có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày nhưng cũng có thể lên tới vài tháng liên tiếp. Mặc dù, mề đay không lây nhiễm nhưng do chúng xuất hiện trên da và khả năng lây lan khá nhanh ở da nên khiến trẻ cảm thấy không thoải mái, luôn ngứa ngáy, bứt rứt.
Hình ảnh trẻ bị nổi mề đay. (Ảnh minh họa)
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ bị nổi mề đay như bị côn trùng cắn, dị ứng protein trong thức ăn, tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng (lông mèo, phấn ho, bụi trong không khí), sự thay đổi nhiệt độ, trẻ bị bệnh hoặc dị ứng thuốc…
Cách trị nổi mề đay tại nhà cho trẻ
Để trị nổi mề đay tại nhà cho trẻ, mẹ có thể áp dụng một số cách sau:
– Thực hiện chườm lạnh: Việc tác động nhiệt được đánh giá là có hiệu quả tích cực đối với mề đay ở trẻ. Nếu thấy có dấu hiệu nổi mề đay, mẹ có thể dùng khăn bông mềm bọc với đá lạnh hoặc dùng các loại túi chườm có chứa nước mát và chườm lên những vùng da bị mẩn ngứa. Thời gian chườm lạnh này có thể duy trì trong 10 phút cho mỗi lần và lặp lại vài lần trong ngày nếu như thấy cần thiết.
– Loại bỏ nhanh nhất những yếu tố gây nguy cơ: Thông thường, trẻ có thể nổi mề đay do nguyên nhân nào đó. Nếu như phụ huynh thấy trẻ có dấu hiệu nổi mề đay thì việc cần làm đầu tiên là khoanh vùng nhóm yếu tố có nguy cơ như dị ứng phấn hoa, côn trùng cắn, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, dùng các loại thuốc gây kích thích…
– Hạn chế dùng các loại xà bông, mỹ phẩm: Da của bé khi bị nổi mề đay rất nhạy cảm và cần được chăm sóc đặc biệt. Vì thế, khi dùng các loại xà bông, mỹ phẩm có thể khiến da bị kích ứng hơn. Tốt hơn hết, nên ưu tiên cho bé tắm bằng nước sạch, nhẹ nhàng massage nhanh chóng, tránh trường hợp chà xát nhiều khiến những nốt mề đay bị tổn thương.
Bé bị nổi mề đay luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. (Ảnh minh họa)
– Đảm bảo cơ thể trẻ luôn thông thoáng, mát mẻ: Cha mẹ nên giữ nhiệt độ phòng ở mức mát mẻ, cửa sổ luôn mở thông thoáng để không khí lưu thông. Ngoài ra, bé cũng cần được thay những bộ đồ rộng rãi, thoáng mát, đảm bảo không khí lưu thông.
– Dùng nha đam (lô hội): Loại lá này có tác dụng khá hiệu quả với các trường hợp bị nổi mề đay. Nguồn vitamin E dồi dào trong thực phẩm này sẽ giúp làm giảm cảm giác khó chịu, ngứa ngáy. Những đặc tính kháng viêm tự nhiên từ nha đam cũng có tác dụng hữu ích trong trường hợp này.
Vì thế, dùng nha đam cũng được coi như một mẹo chữa mề đay cho trẻ từ dân gian. Lưu ý, trước khi dùng nha đam để giúp giải quyết tình trạng nổi mề đay của trẻ, mẹ nên thử bôi trước một vùng nhỏ xem bé có dị ứng hay không.
– Dùng thuốc chữa nổi mề đay trẻ em: Nhiều trường hợp trẻ bị nổi mề đay không tự biến mất mà cần phải dùng đến phương pháp can thiệp tại nhà. Nếu sau 24-48 giờ mà tình trạng này không thuyên giảm hoặc chuyển biến nặng hơn, cha mẹ cần đưa bé đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để các bác sĩ thăm khám kịp thời.
Phụ huynh không nên tự ý đến hiệu thuốc và mua thuốc vì nếu dùng thuốc không đúng có thể khiến tình trạng nổi mề đay khó kiểm soát, lâu khỏi hơn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sức đề kháng của trẻ.
Có nhiều cách trị nổi mề đay tại nhà cho trẻ.(Ảnh minh họa)
Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì?
Những loại lá từ dân gian được cho là có tính an toàn và mang đến tiện lợi cao, có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng nổi mề đay. Tuy vậy, cần áp dụng hàng ngày và kiên trì mới mang đến hiệu quả:
– Dùng lá trầu không: Sử dụng lá trầu không và rửa sạch, đun cùng với khoảng 2-3 lít nước bằng lửa nhỏ, đun cho đến khi nước sôi. Sử dụng hỗn hợp này để tắm cho bé, có thể dùng phần bã đã vò thật nát và chà thật nhẹ nhàng lên vùng da bé bị bệnh.
– Dùng lá trà xanh tắm cho trẻ: Lá trà xanh mang rửa sạch cùng với muối loãng, tráng lại với nước sạch. Sau đó, lấy lá trà xanh đun cùng 2 lít nước, vài hạt muối trong khoảng 10 phút. Khi nước đã sôi để nguội và có thể pha loãng tắm cho bé.
– Dùng lá tía tô tắm cho bé: Cũng thực hiện tương tự như lá trà xanh, rửa sạch lá tía tô và đun với 2-3 lít nước. Tiếp đó, đổ nước ra chậu, pha thêm chút nước để đến khi nước ấm ấm thì tắm hoặc ngâm rửa lên vùng da trẻ bị bệnh.
– Dùng lá khế: Sử dụng khoảng 200g lá khế chua, rửa sạch, vò hoặc xay nát, cho vào nồi đun cùng 2 lít nước, đun sôi. Dùng nước đã nguội lau lên người trẻ.
Dùng lá khế chua tắm cho trẻ có thể giảm thiểu ngứa do mề đay gây ra. (Ảnh minh họa)
Chú ý: Sau khi tắm nước lá xong trẻ thì phải tráng người lại cho bé bằng nước đun sôi để nguội thêm lần nữa rồi dùng khăn sạch lau nhẹ nhàng nước còn lại trên da bé. Lưu ý, không nên lau quá mạnh, chỉ vỗ nhẹ nhàng để làm khô da.
Trẻ bị mề đay kiêng gì?
– Hạt lạc: Protein dự trữ có trong thành phần của củ lạc có thể là nguyên nhân gây dị ứng, làm nổi mề đay của trẻ.
– Thịt bò và sữa bò: Có chứa thành phần casein và protein huyết thanh dễ gây phản ứng dị ứng.
– Hải sản: Là nhóm thực phẩm khiến nhiều người gặp phải tình trạng dị ứng mẫn cảm nhất, một số loại thực phẩm bao gồm cá, tôm, cua ghẹ, mực… Khi bị dị ứng hải sản không chỉ có biểu hiện nổi mề đay, ngứa ra bên ngoài mà chúng còn chứa nguyên nhân gây dị ứng bên trong đường tiêu hóa, gây phản ứng toàn thân và dễ gây sốc phản vệ, vô cùng nguy hiểm.
– Thực phẩm cay nóng: Để giảm chứng mề đay, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các loại cay nóng như ớt, gừng, tiêu, món ăn quá cay. Ngoài ra, mẹ cũng nên giảm lượng đường, muối trong chế độ ăn uống
– Kiêng tiếp xúc với nước quá nóng và kiêng gió khi thời tiết thay đổi.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/cach-chua-cho-tre-bi-noi-me-day-tai-nha-d309056.html” alt_src=”https://eva.vn/benh-tre-em/cach-chua-cho-tre-bi-noi-me-day-tai-nha-c360a517094.html” name=””]