Nốt ruồi là những chấm màu đen hoặc nâu đen xuất hiện trên da. Nốt ruồi thường xuất hiện từ khi còn nhỏ và trong quá trình phát triển thì nốt ruồi sẽ lớn dần lên, thay đổi về màu sắc và kích thước.
Vị trí mọc của nốt ruồi rất da dạng, trên mặt, trên người hay các vị trí nhạy cảm khác. Có nốt ruồi to hoặc nhỏ khác nhau.
Đa phần các nốt ruồi đều vô hại, lành tính và có thể tẩy đi để làm đẹp. Tuy nhiên, cũng có một số nốt ruồi phát triển đặc biệt, có thể lan rộng và thành tế bào ung thư biểu bì da, gây chảy máu, ngứa đỏ da.
Vì vậy, để tẩy nốt ruồi thì các bạn cần đến cơ sở y tế chuyên môn, để khám và kiểm tra. Khi kiểm tra phát hiện những nốt ruồi có tế bào ung thư sớm có thể loại bỏ.
Còn đối với tẩy nốt ruồi thẩm mỹ, sẽ áp dụng những biện pháp tẩy hiện đại như đốt điện, laser, dùng hóa chất…
Có nên tẩy nốt ruồi không?
Nốt ruồi ở trên mặt hay trên người… đều có thể tẩy nhưng cần kiểm tra kỹ. Đặc biệt là các nốt ruồi có kích thước lớn, có u cục.
Khi tẩy nốt ruồi cần lựa chọn cơ sở uy tín để đảm bảo được tẩy đúng phương pháp, an toàn.
Có thể tẩy nốt ruồi lành tính
Tẩy nốt ruồi có đau không?
Đa phần các phương pháp tẩy nốt ruồi hiện đại không gây đau. Sử dụng hóa chất tẩy có thể gây châm chích nhẹ trên da. Tiểu phẫu cũng được sử dụng thuốc gây tê nên không gây đau đớn.
Có nên tẩy nốt ruồi bằng phương pháp tự nhiên?
Hiện nay có nhiều người cho rằng có thể tẩy nốt ruồi bằng kem đánh răng, bằng tỏi… nhưng chưa có một nhà khoa học nào chứng minh hiệu quả của các phương pháp này.
Không nên tẩy nốt ruồi tại nhà bằng phương pháp tự nhiên tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Không áp dụng tự tẩy nốt ruồi tại nhà bằng tự nhiên
Cách tẩy nốt ruồi an toàn nhất hiện nay
Không nên tẩy nốt ruồi tại nhà mà bắt buộc cần đến các cơ sở chuyên khoa để thực hiện thủ thuật này. Hiện này có một số cách tẩy nốt ruồi an toàn và hiệu quả đó là:
1. Tẩy nốt ruồi bằng tia laser
Tẩy nốt ruồi bằng tia laser được sử dụng để đốt các nốt ruồi phẳng, khó cạo hoặc cắt. Sử dụng ánh sáng tia laser để phá vỡ sắc tố của nốt ruồi,loại bỏ tế bào sắc tố ở lớp thượng bì, đồng thời tiêu diệt sắc tố nằm ở da, giúp vùng da sáng lên.
Các bác sĩ sẽ chiếu tia laser vào nốt ruồi, sau đó chấm sát khuẩn và chỉ định dùng kháng sinh để chống nhiễm trùng. Tổn thương da do laser chiếu sẽ lành sau 3 – 5 ngày. Khi lành lại sẽ để lại vết nhạt màu và mất dần theo thời gian.
2. Tẩy nốt ruồi bằng đốt điện
Sử dụng dòng điện để đốt lên các nốt ruồi. Thực hiện vài lần điều trị, dòng điện sẽ phá hủy mô nốt ruồi nhưng cũng dễ gây tổn thương cho da lành xung quanh.
3. Sử dụng chấm hóa chất lên nốt ruồi
Những nốt ruồi lành tính, kích thước nhỏ và nông thì dùng một loại hóa chất chấm nhẹ lên nốt ruồi. Hóa chất sẽ tác dụng loại bỏ đi mụn ruồi, trên da sẽ nổi lên các mẩn đen đó là phần mụn ruồi đã đốt. Khi thực hiện phương pháp này bạn sẽ ngửi thấy mùi khét khét.
Phương pháp này dễ để lại biến chứng là sẹo lõm hoặc sẹo lồi, nếu không cẩn thận trong quá trình trị liệu có thể gây ăn mòn và bỏng da.
4. Freezing tẩy nốt ruồi
Đông lạnh những nốt ruồi bằng nitơ lỏng. Nitơ lỏng phun lên nốt ruồi, khiến nó đóng vảy và rời ra. Phương pháp này không thật sự giúp tẩy hết nốt ruồi vì chúng sẽ phát triển trở lại.
5. Tiểu phẫu
Đối với những nốt ruồi kích thước lớn, gồ lên da, sập màu hoặc ăn sâu dưới da thì các bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu loại bỏ nốt ruồi.
Lưu ý: Tất cả các biện pháp tẩy nốt ruồi này áp dụng cho các nốt ruồi lành tính. Các nốt ruồi ác tính, có nhân hoặc chuyển biến ung thư được chữa trị theo phương pháp khác.
Cách chăm sóc sau tẩy nốt ruồi
Tẩy nốt ruồi có để lại sẹo không là thắc mắc của nhiều người. Tẩy nốt ruồi không để lại sẹo nếu chăm sóc đúng cách. Chúng có thể để lại sẹo nếu không làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau khi tẩy nốt ruồi xong cần:
– Vệ sinh vùng da sau tẩy nốt ruồi
Sử dụng nước muối sinh lý, thấm bông và vệ sinh nhẹ nhàng các vết nốt ruồi đã tẩy. Tuyệt đối không được dùng oxy già. Thực hiện 3 – 5 ngày sau khi tẩy hoặc thấy các nốt đã bong hết, khỏi hẳn thì có thể sinh hoạt như bình thường.
Các bạn nên hạn chế sử dụng sữa rửa mặt trong 3 – 5 ngày nếu tẩy nốt ruồi ở mặt.
– Sử dụng thuốc kháng khuẩn
Sử dụng thuốc kháng khuẩn theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc kháng khuẩn để sử dụng.
Đối với thuốc bôi, cần vệ sinh sạch vùng nốt ruồi bằng nước muối sinh lý, thấm khô rồi mới bôi.
– Thoa kem hoặc thuốc tái tạo da
Các loại kem hoặc thuốc tái tạo da có chứa Vitamin C, E và axit hyaluronic giúp kích thích collagen và elastin giúp san lấp bề mặt da, giúp da mịn màng.
Loại thuốc này được chỉ dẫn bởi bác sĩ. Không được tự ý mua và sử dụng.
– Tránh những thói quen xấu
Không gãi, sờ, cậy, chà xát lên vết thương sau khi tẩy nốt ruồi. Mặc dù sau khi tẩy vùng da tẩy sẽ ngứa nhưng không được gãi. Hạn chế tối đa tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để giúp nhanh lành và da không bị sạm đen.
Tẩy nốt ruồi kiêng ăn uống gì
Ngoài cách chăm sóc vết tẩy đúng cách thì các bạn cũng cần kiêng cữ đúng. Các bạn cần tránh:
– Không ăn rau muống
Rau muống có đặc tính kích thích quá trình tăng sinh collagen mạnh mẽ, ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương và lên da non, khiết vết thương lâu lành hơn.
– Không ăn các loại trứng
Trứng cũng giống rau muống, có thể làm cho quá trình lành lại của vết thương chậm hơn và có thể để lại sẹo.
– Không nên ăn thịt gà, thịt bò
Thịt gà, thịt bò sẽ ảnh hưởng đến quá trình liền da, tác động đến khả năng liền sẹo.
– Không ăn đồ ăn nếp
Xôi, bánh chưng, bánh tét… không nên ăn. Những thực phẩm này có tính nóng dễ làm cho vết thương mưng mủ, nhiễm khuẩn, lâu lên da non và để lại sẹo.
– Hải sản và thực phẩm tanh
Đồ tanh cũng khiến cho vùng da lâu lành, để lại sẹo.
Những thực phẩm nên kiêng này sẽ được khuyến cáo sau khi tẩy nốt ruồi bởi các đơn vị thực hiện. Thường sẽ phải kiêng ăn tối thiểu 2 tuần – 1 tháng.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/cach-tay-not-ruoi-an-toan-va-huong-dan-cham-soc-sau-tay-tai-nha-d292253.html” alt_src=”” name=””]