Vào mùa hè, cây cảnh dễ bị khô hạn nhưng không phải cứ tưới nhiều là tốt. Bạn phải đợi bầu đất thật khô rồi mới tưới nước theo chu trình “khô- ướt” mới đảm bảo cây cảnh phát triển.
Bắt đầu vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao thường là mối đe dọa của nhiều cây cảnh, nhất là những cây cảnh trồng ở ban công.
Nhiều cây cảnh buổi sáng tươi đẹp nhưng sau 1 ngày chịu nắng nóng lá rẽ bị rũ xuống, hoa héo úa, rất mất thần thái. Mọi người trồng cây cảnh đều lo lắng cây bị hạn hán và nắng nóng quá mức nên thường xuyên tưới nước cho cây để đảm bảo cây cảnh luôn tươi mới.
Nhưng việc tưới nhiều nước cho cây cảnh lại không phải điều tốt. Việc tưới nước cho hoa và cây cảnh vào mùa hè nắng nóng cũng rất cần chú ý. Nếu tưới sai phương pháp thì cây cảnh khó mà phát triển được.
Nhiều cây cảnh được chăm sóc rất cẩn thận nhưng lại dễ bị héo vào mùa hè. Việc cây cảnh bị héo úa vào mùa hè có thể có lý do bạn đã tưới nước vô tội vạ mà không chú ý đến môi trường và nhu cầu phát triển của từng loại cây cảnh.
Dưới đây là 1 số cách tưới cây cảnh vào mùa hè đúng đắn nhất, đảm bảo cây cảnh đủ nước và phát triển rực rỡ nhất.
1. Có 1 số cây cần tưới ít vào mùa hè
Nhiều cây cảnh sẽ chuyển sang trạng thái ngủ đông ngắn hạn khi nhiệt độ lên đến 30 độ C. Cụ thể như các loại xương rồng, lan càng cua… sẽ ngủ đông ngắn hạn khi nhiệt độ cao vào mùa hè.
Khi cây cảnh này chuyển sang trạng thái ngủ đông, tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại đáng kể, thậm chí nhiều cây sẽ ngừng phát triển.
Lúc này về cơ bản cây cảnh không có nhu cầu hút chất dinh dưỡng, cũng không cần nước. Do đó, vào thời điểm này, dù bạn tưới bao nhiêu nước, bón bao nhiêu phân thì cây cũng không hấp thụ được.
Nếu lúc này bạn tưới nhiều nước mà cây lại không cần nước thì nước sẽ đọng lại ở dưới đáy chậu và làm thối rễ. Như vậy, bạn có lòng tốt, chăm lo cho cây cảnh nhưng hóa ra lại hại cây.
Nhiều bạn thấy nhiệt độ tăng cao cứ chăm chú tưới cây cảnh nhưng cuối cùng cây bị vàng lá, thối rễ! Đó là vì bạn đã tưới sai cây rồi.
Tương tự như vậy, vào mùa đông cũng có 1 số cây cảnh ngủ đông khi nhiệt độ lạnh. Lúc này, nếu bạn tưới cây, bón phân cho chúng thì chúng cũng không hấp thụ được mà còn gây thối rễ, cháy rễ.
Hơn nữa vào mùa đông, lượng nước bốc hơi giảm nên nếu vẫn duy trì lượng nước tưới hàng ngày thì dễ gây gánh nặng cho bộ rễ của cây cảnh.
2. Cây cảnh ưa ẩm có thể tưới nước nhiều hơn vào mùa hè.
Nhiều loại cây cảnh không chỉ thích hợp trồng thủy canh mà còn thích hợp trồng đất. Những cây cảnh này có nhu cầu rất cao về lượng nước trong mùa hè như trầu bà, cỏ đồng tiền, sen mini…
Những cây cảnh này hút nước vào mùa hè cao hơn hẳn các cây cảnh khác. Ngoài ra, vào mùa hè, nước bốc hơi nhanh do đó, bạn cần phải tưới cho chúng vào buổi tối và sáng sớm, khi nhiệt độ trong ngày tương đối thấp.
Chú ý không tưới nước cho cây cảnh khi nhiệt độ cao. Vì khi tưới ở nhiệt độ này, nước trên mặt lá cây sẽ bị thoát nước nhanh, thậm chí nước bị nung nóng, khiến lá cây sẽ bị ngâm trong nước nóng và héo rũ.
Đặc biệt đối với lá và thân 1 số cây cảnh mảnh mai, nếu tưới nước khi nhiệt độ cao thì lá và thân của chúng sẽ mềm rũ xuống khi nước bay hơi ở nhiệt độ cao. Do đó, bạn nên tưới cây khi nhiệt độ trong ngày xuống thấp, vào sáng sớm hoặc chiều tối.
3. Cây cảnh đặt ngoài ban công, sân thượng thoáng khí có thể tưới nhiều hơn
Ở thành phố, hầu hết mọi người sẽ trồng cây cảnh ở ban công hoặc trên bệ cửa sổ, 1 số người khá giả có sân thượng sẽ trồng ở sân thượng.
Việc đặt cây cảnh ở ban công vào mùa hè sẽ khá nóng nực, tốc độ bay hơi của nước nhanh. Do đó, bạn nên tưới nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu ban công kín như trong nhà thì lượng nước cũng chỉ tưới vừa phải như cây cảnh trồng trong nhà. Việc tưới nước dù là mùa hè cũng phải căn cứ vào nhu cầu nước của cây cảnh.
4. Làm thế nào biết cây cảnh trong nhà cần nước?
Vậy làm thế nào để biết một chậu cây cảnh có nên tưới nước hay không? Có hai phương pháp phán đoán: một là xem bầu đất, hai là xem lá và chồi.
Tuy nhiên, bề mặt bầu khô không có nghĩa là bên trong đất đã khô và cây cần nước. Một số người có kinh nghiệm chỉ bê cây cảnh lên, ước lượng trọng lượng là có thể biết cây cảnh cần nước hay chưa.
Chậu cây nặng là không cần nước và nhẹ là cần nước. Tuy nhiên, cách này đối với người trồng cây cảnh “tay mơ” khó mà ước lượng được.
Có 1 cách dễ dàng hơn là bạn cắm ngón tay xuống chậu đất khoảng 4-5cm, thấy đất vẫn khô là cần tưới nước, thấy ướt thì chưa cần. Hoặc bạn cắm 1 chiếc đũa xuống 1/3 chiều cao của chậu cây, khi rút ra, đũa khô là tưới nước, đũa ướt chưa cần tưới.
Ngoài ra, bạn có thể xem chồi và lá cây cảnh. Nhiều cây cảnh có khả năng trữ nước, khi bầu đất thiếu nước, cây cảnh sẽ không sinh trưởng được và biểu hiện ra ngoài là lá và chồi sẽ bị héo úa và rũ xuống. Lúc này bạn cần tưới nước ngay và tưới thật đẫm.
5. Tại sao phải đợi bầu đất thật khô mới tưới nước cho cây cảnh?
Có nhiều người sẽ thắc mắc tại sao phải đợi bầu đất thật khô mới tưới nước mà không phải tưới lúc “vừa vừa”. Việc cung cấp nước quá đủ đầy cho cây cảnh lại không có lợi cho sự phát triển của cây cảnh.
Dù cây cảnh thoát nước tốt, không lo nước đọng ở bầu rễ, gây thối rễ nhưng nếu cây cảnh quá đủ nước thì bộ rễ không có nhu cầu phát triển để đi tìm nước. Chúng sẽ trở nên lười biếng. Rễ không phải triển thì cây cảnh cũng sẽ không dư thừa chất dinh dưỡng để ra thêm lá, chồi và hoa mới.
Do vậy, đợi bầu đất hết sạch nước sẽ kích thích rễ phát triển để đi tìm nước và ra lá mới, nụ mới, hoa mới. Đó là mục đích của việc đợi bầu đất khô hẳn rồi mới tưới nước. Mục đích chính là làm bay hết hơi nước để kích thích rễ phát triển, cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây để lá, hoa phát triển.
Như vậy, khi trồng cây cảnh, đối với việc tưới cây, chúng ta không chỉ phải giữ cho bộ rễ thật tốt mà còn phải giữ cho cả lá.
Một trong những cách tưới nước tốt nhất là tưới theo chu trình khô – ướt, như vậy rễ và lá luôn ở trạng thái sinh trưởng tốt nhất, đương nhiên hoa cũng ra nhiều hơn.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/cach-tuoi-cay-canh-vao-mua-he-y-nghia-chu-trinh-kho-uot-khong-phai-ai-cung-biet-d307219.html” alt_src=”” name=””]