Hầm nước xương rất đơn giản nhưng để thơm ngon và bổ dưỡng, không bị tanh thì không phải ai cũng biết. Chỉ cần nêm nhầm 1 loại gia vị cũng đủ để bạn phải vứt đi cả nồi canh rồi.
Canh xương là một món ăn quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Người ta sử dụng nước xương cho nhiều món ngon khác nhau như: Chan bún, phở; làm nước canh rau củ hoặc dùng ngay mà không cần thêm bất cứ loại “topping” nào.
Muốn hầm được nước xương ngon phải có kỹ năng
Để hầm được bát canh xương ngon tưởng đơn giản nhưng lại đòi hỏi người đầu bếp phải rất công phu. Đừng nghĩ chỉ chần xương rồi đem đi hầm là nước dùng sẽ ngon. Các đầu bếp lâu năm mách nhỏ, chỉ cần bạn bỏ vào sai gia vị thôi cũng đã đủ biến món canh trở nên dở tệ.
Như trường hợp của gia đình chị P., ngày nào mẹ chồng cũng chăm chỉ hầm xương nấu canh cho cả nhà. Bà khen bổ dưỡng nhưng chỉ cần múc thìa canh lên đã thấy mùi tanh, nồng khó ăn. Cho đến ngày nọ, chị phát hiện bà luôn cho tỏi và rượu nấu ăn vào hầm chung. Biết là không tốt cũng chẳng ngon nhưng phận con cháu, chị đành nhịn, không dám góp ý vì sợ bà sẽ tự ái.
Dưới đây là 3 loại gia vị dù có lẫn thế nào cũng tuyệt đối đừng dại nêm vào kẻo nước xương sẽ bị tanh, nồng, mất ngon.
1. Tỏi
Nhiều người có thói quen phi tỏi cùng hành hoặc gừng rồi trút xương vào xào sau đó mới thêm nước. Tỏi có mùi vị khá nồng vì thế đa phần đều cho rằng nó sẽ khử mùi tanh và giúp canh ngon hơn. Thế nhưng đây là một sai lầm nghiêm trọng. Chẳng những không tăng được vị ngon mà còn khiến canh có thêm những mùi lạ, rất khó ăn.
2. Rượu nấu ăn
Nếu tìm hiểu các món ăn ngon của người Hoa thì chắc hẳn bạn sẽ thấy sự xuất hiện của rượu nấu ăn là rất thường xuyên. Loại gia vị này có khả năng khử mùi cực kỳ tốt, thế nhưng nếu cho vào canh xương thì nó lại là “thảm họa”.
Theo các đầu bếp, rượu cho vào nồi xương hầm sẽ khiến cho nước dùng có mùi lạ. Vì trong suốt quá trình hầm canh đều đậy nắp nên rượu sẽ không thể bay hơi. Ngược lại, nếu bạn mở vung cho rượu bay mùi thì xương sẽ không còn giữ được độ ngọt.
3. Hạt tiêu
Hạt tiêu là loại gia vị có mùi đậm, vị cay nồng rất hợp với các món xào. Tuy nhiên, nếu bạn cho nó vào canh xương thì thực sự là một sai lầm không thể cứu vãn.
Trước tiên, hạt tiêu khi nêm vào canh sẽ làm cho vị thơm tự nhiên của nước dùng mất đi vị ngọt chỉ đọng lại hương cay nồng.
Không những thế, hạt tiêu nấu kỹ sẽ tạo ra chất khiến nước dùng không trong nữa. Đặc biệt là vị ngon của thịt cũng bị thay đổi vì hạt tiêu ngấm vào.
Mẹo giúp nước hầm xương ngon, ngọt nhanh dừ
Để có một nồi canh xương ngon như ngoài hàng, bạn cần nắm rõ 3 mẹo nhỏ sau:
– Ngâm xương
Xương mua về đừng đem chần hay nấu ngay mà hãy ngâm trong nước muối loãng khoảng 30 phút. Bằng cách này, chất bẩn và huyết còn lại trong xương sẽ bị ép hết ra bên ngoài. Khi hầm xong, nước xương vẫn giữ được độ trong, ngon và an toàn cho sức khỏe.
– Chần xương
Bắc 1 nồi nước lạnh lên bếp, nêm vào đây 1 chút rượu nấu ăn, gừng thái miếng sau đó xếp xương vào. Bật bếp đun cho nồi xương sôi chừng 2 phút thì bạn vớt ra rồi đem rửa cho thật sạch.
– Hầm xương với nước nóng
Cho phần xương đã hầm vào nồi sạch rồi từ từ chế nước nóng rồi bật bếp hầm. Nếu bạn dùng nước lạnh sẽ vô tình khiến cho bề mặt thịt của xương co lại, nấu vừa lâu lại không ngon. Thay vào đó, nước nóng sẽ giúp thịt nhanh chín nhừ, nước dùng trong vắt, nấu món gì cũng ngon đỉnh.
Chú ý, điều chỉnh lượng nước vừa đủ để không phải chế thêm nước trong quá trình hầm. Canh sôi lên, bạn vặn lửa nhỏ liu riu để canh ngon và thơm hơn.
Cách hầm xương ngon, nước trong ngọt, chuẩn vị
Nguyên liệu:
– Xương ống heo
– Hành lá
– Gừng
– Giấm trắng
– Muối
Cách làm
– Bước 1: Sơ chế
+ Xương sau khi mua về đem chặt thành từng miếng vừa ăn.
+ Rửa xương thật sạch rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 30 phút thì vớt xương ra để ráo.
+ Hành lá nhặt, rửa sạch rồi cắt lấy phần gốc. Gừng cạo vỏ, thái lát.
– Bước 2: Chần xương
+ Bắc nồi sạch lên bếp, thêm xương ống vào rồi đổ nước lạnh ngập mặt thịt.
+ Đun cho nồi xương sôi khoảng 3 phút thì vớt ra. Rửa sạch xương với nước lạnh.
– Bước 3: Ninh xương
+ Cho phần xương vừa chần vào nồi, cho thêm gừng, gốc hành, chút giấm ăn, muối vào sau đó đổ nước ngập mặt xương.
+ Bật bếp và bắt đầu ninh xương
+ Trong quá trình ninh, bạn dùng thìa vớt hết bọt nổi lên bên trên và đun lửa nhỏ chừng 2 tiếng đồng hồ.
– Bước 4: Hoàn thành
Nêm nếm lại canh cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Nước xương sau khi ninh có màu trong, khi nếm cảm giác được vị thanh ngọt, hấp dẫn. Bạn có thể cho thêm kỷ tử, táo đỏ để bát canh xương thêm bổ dưỡng.
Hầm xương không cần cho nhiều gia vị, nhớ 3 điều này nước thơm nức trắng trong như sữa
Đảm bảo với cách này, nước hầm xương vừa trắng trong, thơm nức chẳng có mùi hôi nấu gì cũng ngon và hấp dẫn.
Bấm xem >>
Mẹo hay nhà bếp
[yeni-source src=”” alt_src=”https://eva.vn/meo-hay-nha-bep/canh-xuong-me-chong-nau-luc-nao-cung-tanh-nong-con-dau-tai-xanh-mat-khi-thay-ba-cho-3-thu-nay-vao-ham-chung-c279a532421.html” name=””]