Đặc điểm của cây Mai Vạn Phúc
Công dụng của cây Mai Vạn Phúc
Ý nghĩa Mai Vạn Phúc trong phong thủy
Cây Mai Vạn Phúc hợp với tuổi nào?
Cách trồng và chăm sóc cây Mai Vạn Phúc
Đặc điểm của cây Mai Vạn Phúc
Cây Mai Vạn Phúc có tên khoa học là Tabernaemontana dwarf, thuộc họ Trúc Đào. Cây còn có tên gọi khác là cây Mai Tiểu Thư, cây Mai Chỉ Thiên. Đây là loại cây có xuất xứ từ châu Á, hiện nay đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Hình ảnh cây Mai Vạn Phúc
Mai Vạn Phúc là cây thân gỗ nhỏ, mọc bụi, cây phân thành nhiều nhánh và khi mọc sẽ có dạng hơi giống hình cầu. Cây trưởng thành có chiều cao trung bình khoảng 0,5-1m, lá cây hình trứng có cuống, mọc đối, hẹp ở hai đầu và có màu xanh nhạt. Hoa Mai Vạn Phúc thường có màu trắng, nở quanh năm, hoa khi nở có 5 cánh xòe ra hình mũi mác và tỏa hương thơm. Cây có ra quả, dài khoảng 4cm và có màu đỏ.
Công dụng của cây Mai Vạn Phúc
Cây Mai Vạn Phúc được sử dụng nhiều để làm cây cảnh, cây trang trí trong vườn. Do cây khi mọc tạo thành dạng hình cầu cho nên rất phù hợp để đặt trong những tòa biệt thự, ngôi nhà đẹp hoặc các công trình nổi tiếng. Ngoài ra cây có thể được sử dụng như một loại cây tiểu cảnh trong nhà, giúp tô điểm thêm cho không gian sống xung quanh.
Ý nghĩa Mai Vạn Phúc trong phong thủy
Theo như trong phong thủy, cây Mai Vạn Phúc là cây mang lại nhiều điềm lành, may mắn. Cây giúp loại bỏ chướng khí trong nhà, xua đuổi tà ma và mang lại bình an cho gia chủ. Ngoài ra, vẻ đẹp thanh tao, trang nhã của Mai Vạn Phúc còn tượng trưng cho khí phách của bậc quân tử.
Trồng cây Mai Vạn Phúc ở trong vườn nhà sẽ góp phần cung cấp nguồn không khí trong lành, chất lượng, loại bỏ bớt bụi bẩn và những chất có hại trong không khí. Từ đó góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho ngôi nhà của bạn.
Cây Mai Vạn Phúc hợp với tuổi nào?
Cây Mai Vạn Phúc với sắc trắng tinh khôi của mình, rất phù hợp với những người mang mệnh Kim. Do đó nếu như bạn là người mệnh Kim, hãy nên đặt một chậu cây ở xung quanh nơi đang sinh sống của mình nhé.
Mai Vạn Phúc phù hợp với những người mệnh Kim
Cách trồng và chăm sóc cây Mai Vạn Phúc
1. Phương pháp trồng
Để có thể trồng Mai Vạn Phúc, phương pháp được chọn chủ yếu là chiết cành thay vì trồng bằng hạt giống. Điều này giúp tiết kiệm thời gian giúp cây phát triển, giảm được công chăm sóc ngay từ đầu khi gieo hạt giống.
2. Chọn đất trồng
Cây Mai Vạn Phúc không hề kén đất trồng. Tuy nhiên để thuận lợi nhất cho sự phát triển của cây, bạn nên lựa chọn những loại đất có độ tơi xốp tốt, cùng với đó là khả năng thoát nước tốt và tạo sự thông thoáng cho cây.
3. Ánh sáng
Mai Vạn Phúc ưa ánh sáng, phù hợp để trồng ở ngoài trời. Tuy nhiên khi thời tiết vào mùa hè, bạn không nên đặt chậu cây dưới ánh nắng trực tiếp từ Mặt Trời, vì rất dễ làm khô héo và chết cây.
4. Nhiệt độ
Mai Vạn Phúc phù hợp với dải nhiệt độ từ 18-25 độ C để có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu nhiệt độ cao hoặc thấp hơn dải nhiệt độ trên có thể khiến cây chậm ra hoa, cành lá mau bị khô héo.
Chăm sóc Mai Vạn Phúc đúng cách có thể giúp cây nở hoa đẹp
5. Nước tưới
Cây khá ưa ẩm, do đó bạn cần thực hiện tưới ít nhất 1 lần/ngày vào sáng sớm hoặc khi chiều muộn. Nếu chậu cây đặt ở ban công hoặc trên sân thượng vào mùa hè, bạn có thể tăng thêm số lần tưới để đảm bảo cây có đủ độ ẩm cần thiết.
6. Bón phân
Bạn có thể tiến hành bón lót cho cây Mai Vạn Phúc bằng phân NPK hoặc phân hữu cơ khoảng 1 lần/tháng. Đặc biệt khi cây bước vào giai đoạn nở hoa thì cần thêm nhiều dinh dưỡng hơn nữa.
7. Phòng sâu bệnh
Thường xuyên quan sát cây để phát hiện xem cây có bị sâu hoặc côn trùng ăn lá tấn công hay không. Dùng kéo cắt tỉa bớt cành lá thừa, cành lá bị bệnh để tạo hình cầu tròn cho cây. Từ đó giúp chậu Mai Vạn Phúc của bạn thêm đẹp mắt hơn.
[yeni-source src=”http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/cay-mai-van-phuc-y-nghia-dac-diem-cach-trong-va-cham-soc-d261582.html” alt_src=”” name=””]