Bảo tàng gỗ tử đàn là một trong số tài sản Đường Tăng Trì Trọng Thủy được thừa kế từ vợ tỷ phú Trần Lệ Hoa.
Có thể nói, “Đường Tăng” Trì Trọng Thủy là một trong những cái tên gây ồn ào nhất trong dàn diễn viên tham gia đóng phim Tây Du ký 1986. Nguyên nhân chính là do ông kết hôn với nữ tỷ phú già hơn mình 11 tuổi Trần Lệ Hoa – người nằm trong top những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới.
Thời điểm đó, nữ tý phú đã có với chồng cũ 3 người con. Cộng thêm sự chênh lệch tuổi tác nên cặp đôi phải chịu nhiều điều tiếng, vì không ít người cho rằng Trì Trọng Thủy vì tham vọng danh lợi, tiền bạc mới chấp nhận kết hôn với bà.
Mặc kệ lời đàm tiếu, đôi vợ chồng đã bên nhau 32 năm, chứng minh được tình yêu giữa hai người. Trong suốt ngần ấy năm, họ luôn yêu thương, kính trọng và dành cho nhau sự quan tâm từ những việc nhỏ nhặt nhất. Dù không một mụn con chung nhưng cặp đôi vẫn hài lòng với những gì họ đang có, cùng nhau an hưởng tuổi già.
Khi tuổi đã ngoài 80, bà Trần Lệ Hoa mới đây đã nhờ luật sư lập di chúc phân chia tài sản bao gồm cả tiền mặt, bất động sản, cổ phiếu và các loại đồ cổ, đá quý…cho chồng con. Theo Sohu, 3 người con riêng của nữ tỷ phú được chia mỗi người 10 tỷ NDT (khoảng 1,46 tỷ USD, tức hơn 34 nghìn tỷ đồng), phần còn lại đều thuộc về Trì Trọng Thủy.
Bảo tàng gỗ tử đàn do bà Trần Lệ Hoa xây cho chồng.
Được biết, trong danh sách tỷ phú toàn cầu do Forbes công bố vào đầu năm 2022, bà Trần Lệ Hoa đứng thứ 536 thế giới với khối tài sản trị giá 5,1 tỷ USD. Như vậy, tính ra Trì Trọng Thủy được thừa kế gần 1 tỷ USD.
Đáng nói, trong khối tài sản Trì Trọng Thủy được thừa kế có bảo tàng gỗ tử đàn cực kỳ giá trị. Bảo tàng này được nữ tỷ phú Trần Lệ Hoa xây cho chồng sau khi hai người kết hôn để ông nguôi ngoai nỗi nhớ nghề và thỏa mãn đam mê với gỗ quý.
Bề ngoài của bảo tàng gỗ tử đàn.
Bảo tàng này được đặt tại Bắc Kinh, diện tích 10.000m2 với 4 tầng, mỗi tầng được thiết kế mô phỏng theo một triều đại trong lịch sử Trung Hoa. Số vốn đầu tư ban đầu của bảo tàng lên tới 200 triệu tệ (gần 30 triệu USD). Trong ảnh. Được biết, từ tầng 1 đến tầng 3 của bảo tàng được dùng làm phòng trưng bày các tác phẩm được chế tác từ gỗ tử đàn, còn tầng 4 là phòng tiếp khách quý và phòng đa năng.
Dưới đây là một số hình ảnh về bảo tàng gỗ tử đàn, một trong những tài sản Trì Trọng Thủy được thừa kề từ vợ:
Tại sảnh lớn tầng 1, Trì Trọng Thủy đặt bộ ngai vàng mô phỏng trong Tử Cấm Thành. Bộ ngai vàng này được làm bằng gỗ tử đàn và có kích thước bằng bản gốc.
Tác phẩm mô phỏng Thiên Đàn, nơi các Hoàng đế thời nhà Minh và nhà Thanh thực hiện lễ tế trời đất cũng được trưng bày tại tầng 1.
Mô phỏng Tứ hợp viện, kiểu nhà truyền thống của Trung Hoa.
Mô phỏng Cố cung giác lâu.
Mô phỏng Thanh Minh Thượng Hà Đồ, tác phẩm mô tả cảnh sống của người dân Trung Quốc đời Tống tại kinh đô Biện Kinh (tức Khai Phong ngày nay).
Kiến trúc cổng tam quan truyền thống tại các khu thờ tự.
Thiên Thu đình trong Ngự hoa viên ở Cố Cung.
Một góc vọng gác bên ngoài Tử Cấm Thành, nặng 6 tấn.
Nhiều căn phòng trong bảo tàng được thiết kế xa hoa bằng các loại gỗ đắt tiền. Mỗi vật trưng bày ở đây đều được chạm trổ tinh tế.
Không gian tại một khu trưng bày trong bảo tàng.
Đồ nội thất gia dụng.
Nội thất phòng khách.
Nội thất thư phòng thời Minh.
Giường ngủ theo nghệ thuật thời nhà Minh.
[yeni-source src=”https://arttimes.vn/gia-dinh/chiu-tieng-an-bam-vo-duong-tang-duoc-thua-ke-tien-ty-nhin-co-ngoi-trang-le-ma-xuyt-xoa-c59a9990.html” alt_src=”https://eva.vn/nha-sao/chiu-tieng-an-bam-vo-duong-tang-duoc-thua-ke-tien-ty-nhin-co-ngoi-trang-le-ma-xuyt-xoa-c170a528734.html” name=””]