( Yeni ) – Có nên cho bé ăn sữa chua hàng ngày không là câu hỏi mà các bà mẹ đang quan tâm hiện nay. Nếu bạn đang có cùng quan tâm trên hãy tham khảo bài viết này nhé!
Các lợi ích khi sử dụng sữa chua cho trẻ
Trẻ em trong giai đoạn phát triển cần nhiều dưỡng chất. Tốt nhất nó nên ở dạng dễ hấp thu và sữa chua là lựa chọn tốt. Có thể thấy sữa chua là thực phẩm có lợi cho sức khỏe đặc biệt với trẻ em.
Cung cấp nhiều canxi cho trẻ phát triển toàn diện, đặc biệt hệ xương thêm chắc khỏe.Bữa ăn linh hoạt và ngon miệng đối với trẻ. Ngoài cách cho ăn trực tiếp bạn hoàn toàn có thể trộn sữa chua với hoa quả…
Cân bằng hệ tiêu hóa cho bé vì có chứa các men vi sinh tốt. Giảm thiểu tình trạng tiêu chảy, táo bón ở trẻ.
Cung cấp nhanh nguồn protein dồi dào giúp trẻ có bữa ăn đơn giản hơn. GIúp trẻ có đủ năng lượng trong hoạt động vui chơi năng động hằng ngày.
Bé cảm thấy ít đói hơn khi ăn sữa chua – theo nghiên cứu tại đại học Washington. Giúp bé cân bằng lượng ăn trong ngày giảm thiểu tình trạng béo phì.
Như vậy, bạn có thể trả lời được thắc mắc có nên cho bé ăn sữa chua hàng ngày không. Tuy nhiên, điều quan trọng bây giờ đó chính là thời gian ăn, số lượng ăn sữa chua trong tuần.
Bé nên ăn bao nhiêu sữa chua mỗi ngày
Ăn sữa chua quá nhiều sẽ khiến bé ngán ăn các thực phẩm khác. Làm lạnh bụng và ảnh hưởng nhiều đến dạ dày của trẻ. Do vậy, lượng sữa chua hàng ngày là bao nhiêu khá quan trọng khi mẹ muốn cho bé ăn. Khối lượng này được ước tính dựa trên độ tuổi của trẻ.
Thông thường các mẹ hay hỏi rằng: 1 tuần cho bé ăn mấy hộp sữa chua?. Nhưng nếu có điều kiện mẹ nên cho bé ăn hàng ngày với mức độ như sau:
- Từ 6 tháng – 1 tuổi: từ 50ml – 100ml/ ngày.
- Từ 1 – 3 tuổi: 100ml – 200ml/ ngày (loại ít đường).
- Từ 3 tuổi trở lên: 200 – 300ml/ngày
Những loại thực phẩm không nên cho trẻ ăn nhiều
Những thực phẩm có hàm lượng axit hữu cơ cao thường gặp là rau cải bó xôi (rau chân vịt), lê, trà. Khi được hấp thụ vào cơ thể, các axit này sẽ hòa tan canxi trong dạ dày, vì thế nếu ăn quá nhiều, bé sẽ rất dễ bị thiếu canxi, thậm chí còn ảnh hưởng đến sự hấp thu kẽm, không có lợi cho sự phát triển xương và răng của trẻ.
Kẹo cao su, mỳ ăn liền và những loại đồ uống có chứa nhiều chất làm ngọt không có lợi cho sức khỏe của trẻ.Trong những loại thực phẩm này thường có chứa hàm lượng hóa chất nhất định, có thể khiến trẻ bị dị ứng thực phẩm hoặc không tốt cho hệ tiêu hóa.
Hầu hết các loại nước giải khát đều chứa nồng độ cao carbonhydrate, glucose, fructose và sucrose. Khi các vi khuẩn đường miệng kết hợp với chất này sẽ lên men và chuyển thành axit. Các axit này sẽ gây mềm men răng khiến răng bị mài mòn.
Thực phẩm chứa chất bảo quản và chứa nhiều phụ gia như cá muối, thịt nướng, bắp rang, bánh pudding… đều là những thực phẩm được khuyến cáo nên hạn chế cho trẻ dùng.
Thực phẩm chứa nhiều chất béo như trứng, hạt hướng dương, gan… có chứa nhiều cholesterol, khiến khả năng mắc bệnh tim của trẻ tăng cao. Hạt hướng dương lại chứa nhiều axit béo bão hòa, khi ăn vào sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng giải độc của tế bào gan.
[yeni-source src=”https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/cho-tre-an-sua-chua-de-tang-cuong-tieu-hoa-la-dung-hay-sai.html” alt_src=”https://phunutoday.vn/cho-tre-an-sua-chua-de-tang-cuong-tieu-hoa-la-dung-hay-sai-d321876.html” name=”Khoevadep”]